Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ngày xuân về chùa xin chữ

Cứ độ Tết đến xuân về các cơ sở tự viện lại chuẩn bị các hoạt động đón Tết cổ truyền, nhất là tục xin chữ. Hình ảnh luôn gắn liền trong những ngày xuân là hình ảnh ông đồ già: “Mỗi năm hoa đào nở; Lại thấy ông đồ già; Bày mực tàu giấy đỏ; Bên phố đông người qua”.

>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Bài liên quan
Tục xin chữ là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống mỗi độ Tết đến xuân về

Tục xin chữ là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống mỗi độ Tết đến xuân về

Dù là thời xưa hay nay, Tết Nguyên đán vẫn là ngày lễ cổ truyền lớn nhất của người Việt. Không chỉ là thời khắc thiêng liêng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, Tết còn chứa đựng cả quan niệm sống cũng như những phong tục, tín ngưỡng sâu sắc, độc đáo mang đậm nét văn hoá dân tộc. Giữa dòng chảy của Tết hiện đại thì giới trẻ ngày nay có còn mặn mà với các phong tục đầy ý nghĩa và nhân văn ấy không?

Với mục đích giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu và giữ gìn các phong tục ấy khi mà một số ít lại đang bị “Tây phương hóa”, quên mất Tết cố truyền của dân tộc, cứ độ Tết đến xuân về các cơ sở tự viện lại chuẩn bị các hoạt động đón Tết cổ truyền, nhất là tục xin chữ ngày Xuân gắn liền với hình ảnh ông đồ già:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”

Ngày xuân về chùa xin chữ 2

Đón Tết Kỷ Hợi, Phật tử du khách gần xa khi về chùa Long Đa (xã Nhơn An, Tx. An Nhơn), tỉnh Bình Định lễ Phật, thăm xuân lại vô cùng thích thú khi thấy “ông đồ” rất trẻ giữa không gian được trang trí như ngày xưa.

Một Phật tử đang chờ xin chữ cho hay: “Ngày đầu xuân thì gia đình và bản thân tôi về chùa lễ Phật cầu nguyện một năm mới bình an, làm ăn phát đạt hanh thông, được nhận lộc xuân từ quý Thầy. Năm nay lại bất ngờ khi chùa lại trang trí và thực hiện góc “ông đồ tặng chữ”, một hình ảnh rất quen nhưng cũng lạ với hiện nay lại được tái hiện trong không gian ngày Tết. Ai ai cũng muốn xin cho mình vài chữ cầu lộc, cầu tài, cầu may mắn trong năm mới”.

Mùa xuân, đi lễ chùa, xin chữ, cho chữ đầu năm là một phong tục đẹp của người Việt từ xưa, thể hiện tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, sự trân quý giá trị của chữ nghĩa.

Mùa xuân, đi lễ chùa, xin chữ, cho chữ đầu năm là một phong tục đẹp của người Việt từ xưa, thể hiện tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, sự trân quý giá trị của chữ nghĩa.

Phật tử Đức Tâm – Nguyễn Hữu Tính (sinh năm 2001) chính là ông đồ trẻ đang tặng chữ cho mọi người, tranh thủ chút thời gian nghỉ ngơi chia sẻ: "Với niềm đam mê thư pháp từ lâu và được ĐĐ. Thích Đức Giáo truyền cảm hứng, hướng dẫn, trong những ngày Tết, em có thể mang lại niềm vui cho quý Phật tử, du khách viếng chùa ngày xuân bằng khả năng của mình. Đó chính là niềm vui, là lộc của em nhận được trong ngày đầu năm. Cứ nghĩ sẽ ít người xin chữ nhưng không ngờ lại rất đông, nhiều khi mỏi tay quá nhưng thấy mọi người xung quanh chờ xin chữ lại tiếp tục cố gắng làm sao cho ai cũng được hoan hỷ. Có người xin chữ An cho năm mới bình an, mạnh khỏe, người làm kinh doanh, mua bán xin chữ Tài, muốn ông bà cha mẹ sống lâu lại xin chữ Thọ, ...

ĐĐ. Thích Đức Giáo, trụ trì chùa Long Đa, Bình Định cho biết: “Ngoài hình ảnh ông đồ tặng chữ tại chùa của năm nay, trong các năm tiếp theo, bổn tự sẽ tiếp tục các hoạt động đón Tết tái hiện lại không gian xưa, truyền thống của dân tộc như dựng nêu, gói bánh chưng, bánh tét, phiên chợ mùa xuân,... để cho mọi người có thể được tận hưởng hương vị tết cổ truyền của dân tộc, nhất là thế hệ trẻ hiện nay”. Được biết, chùa Long Đa trong hè năm 2018 chính là ngôi chùa đầu tiên tại Bình Định tổ chức “Khóa tu mùa hè” dành cho thanh thiếu niên sau một thời gian ngừng nghỉ, sau đó các khóa tu khác được các chùa khác triển khai làm nên một mùa hè nhiệt huyết cho các bạn trẻ.

Phong tục ngày Tết xin chữ không những không mai một mà còn được bảo tồn và phát huy một cách mạnh mẽ.

Phong tục ngày Tết xin chữ không những không mai một mà còn được bảo tồn và phát huy một cách mạnh mẽ.

Người xin chữ vẫn chờ tới lượt mình, ai cũng muốn mua cho mình một vài chữ, và sắc đỏ của giấy, mùi thơm của mực cũng làm cho ngày Tết thêm màu sắc và hương vị. Phong tục ngày Tết xin chữ không những không mai một mà còn được bảo tồn và phát huy một cách mạnh mẽ. Khi các giá trị xưa cũ được giữ gìn và “biến hóa” cho phù hợp với thời cuộc thì chắc chắn sẽ sống mãi với thời gian.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Các chuyên gia nói gì về tượng Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên núi Bà Đen?

Tin tức 15:19 06/04/2024

Được tạo tác từ 6.688 viên đá sa thạch theo một cách thức gợi liên tưởng đến bí quyết người Ai Cập cổ tạo nên Kim Tự Tháp, tôn tượng Bồ Tát Di Lặc được giới chuyên gia đánh giá là một công trình tâm linh có ý nghĩa đặc biệt với ngọn núi thiêng Bà Đen.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Tin tức 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Giải quyết nạn tu sĩ phạm giới, chế tài những cá nhân gây ảnh hưởng đến uy tín Giáo hội

Tin tức 17:08 04/04/2024

Đó là một trong những nội dung phiên họp bất thường của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh vừa được diễn ra tại Văn phòng Đức Pháp chủ.

Tiền Giang số hoá dữ liệu chùa, cơ sở thờ tự Phật giáo

Tin tức 21:13 03/04/2024

Ni sư Thích Nữ Diệu Tâm, Trưởng ban TT-TT Phật giáo Tiền Giang cho biết, Ban trị sự đã chỉ đạo Ban TTTT Phật giáo Tiền Giang thực hiện việc số hoá dữ liệu chùa, cơ sở thờ tự Phật giáo trên toàn địa bàn tỉnh.

Xem thêm