Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 22/07/2014, 10:13 AM

Nghệ An: Hơn 4000 người nghe TT.Thích Chân Quang thuyết pháp tại chùa Phổ Môn

Nhân lễ đón nhận Quyết định bổ nhiệm trụ trì của ĐĐ.Thích Quảng Bảo, tối ngày 18/06/Giáp Ngọ (14/07/2014), BTC chùa Phổ Môn (xóm 10, xã Nghi Liên, Tp.Vinh, Nghệ An) trang trọng tổ chức chương trình thuyết Pháp do TT.Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đảm trách, với sự tham dự của trên 4000 phật tử trong và ngoài tỉnh đồng tề tựu.

Thật không ngờ, chùa Phổ Môn thuộc vùng sâu vùng xa, nhưng lượng phật tử về nghe pháp với con số đáng nể. Có lẽ lâu nay Nghệ An rất thiếu chùa và thiếu Thầy trụ trì mà bây giờ có một ngôi chùa tại thành phố Vinh được công nhận, được phục dựng và có một vị tăng được bổ nhiệm trụ trì chính thức thì đây là một niềm vui lớn. Hơn nữa, niềm vui hòa cùng niềm vui khi TT.Thích Chân Quang – một vị Giảng sư được nhiều phật tử quý kính lần này về thăm quê hương xứ Nghệ và còn ban bố cho tín đồ phật tử nơi đây một món ăn tinh thần quý báu. 
TT.Thích Chân Quang thuyết pháp
Còn gì hạnh phúc hơn khi lâu nay đời sống của họ thiếu vắng ánh sáng phật pháp, thiếu vắng sinh hoạt tâm linh thường nhật. Điều này đã khiến họ không hưởng được pháp lạc do giáo lý Phật đà mang lại, không nương tựa được nơi Tam Bảo. Thế nhưng, bắt đầu từ đây tiếng chuông và mái chùa sẽ sớm tối đồng hành với người dân nơi đây, tạo thành nếp sống tâm linh, gắn bó với chùa chiền. Rồi đây ánh sáng của sự giác ngộ, của  lòng từ bi sẽ rọi soi sưởi ấm vào tâm hồn, đưa mọi người nương vào ngôi chùa Phổ Môn, nương vào Đại đức trụ trì mà bước lên bờ giác ngộ, giải thoát.

Trong niềm vui chung tại chùa Phổ Môn, với bài Pháp thoại có tựa đề "Nhân quả ít & nhiều", TT.Thich Chân Quang sẽ phân tích nhiều vấn đề vi tế má ít ai để ý trong cuộc sống. Qua đó mọi người chiêm nghiệm thêm, đi sâu thêm một chút về những gì đã biết về luật Nhân Quả. Hiểu sâu nhân quả chừng nào thì trí tuệ, chánh kiến, công đức ta càng lớn thêm chừng đó, và cuộc sống ta thay đổi nhiều. Chỉ duy có Phật mới biết hết về luật Nhân Quả; còn chúng ta chỉ biết có chừng mực nào thôi. Vì vậy, hết kiếp này và những kiếp sau, chúng ta đừng bao giờ ngừng suy tư học hỏi về luật Nhân Quả. 
Đông đảo nhân dân phật tử tham dự
Đầu tiên là về tiền bạc. Nhân quả nào làm cho ta có nhiều tiền và nhân quả nào khiến cho ta có tiền ít? Cứ nói ai bố thí nhiều thì có tiền nhiều là không đúng mà câu trả lời chính xác phải là ai SỬ DỤNG tiền đúng thì được quả báo là tiền tăng lên từ từ, ai sử dụng tiền sai thì dần dần tiền tiêu hao hết. Vậy, thế nào là dùng tiền đúng và thế nào là dùng tiền sai thì có cả vấn đề bố thí nằm ở trong đó, nhưng phải bố thí đúng người, bố thí sai người thì ta cũng hết tiền. 

Thế nào là bố thí đúng người? Có Ba đối tượng mà ta bố thí là đúng nhất mà sau khi bố thí phước ta lớn dần lên:

- Thứ nhất, bậc đã giác ngộ tức là bậc Thánh chứng đạo.

- Thứ hai, người đang đi trên con đường hướng về giác ngộ mà người này đi đúng đường và ta cúng dường để người đó tiếp tục đi trên con đường cao thượng đó.

- Thứ ba, ta bố thí để gieo duyên cho người đó hướng về con đường giác ngộ.
 
 
 
Ngoài ba đối tượng trên thì ta bố thí có thể đúng hoặc có thể sai đối tượng. Đồng thời còn nhiều hình thức dùng tiền sai sẽ bị phí và kết quả khiến ta hết phước, sau này không có tiền nữa, đó là: Cất giữ tiền lâu quá không dùng; khi gặp việc cần phải xài tiền mà ta lại không chịu xài; hoặc tiêu dùng xa hoa, lãng phí, sa đọa, v.v…Cứ mỗi trường hợp Thượng tọa đều phân tích ý nghĩa, làm cho phật tử càng hiểu rõ hơn vấn đề là có sự xác thực đi kèm bằng nhiều ví dụ sống động trong cuộc sống. Chẳng hạn, ăn chay mà phí cũng mang tội nhưng ít hơn ăn mặn, vì ăn chay có bỏ thừa thì cũng chỉ là cơm, cháo, rau, đậu. Còn ăn mặn mà bỏ thừa là ta bỏ cả một mạng sống của những con vật (tôm, cá,…) nên tội chồng thêm tội. 

Nhân đây, Thượng tọa phân tích hai tính cách rất khác giữa tiết kiệm và hà tiện là thế nào. Giữa tiết kiệm và hà tiện nó có một ranh giới nhỏ thôi, nhưng cấp độ thì khác nhau hoàn toàn, và tội phước cũng theo đó mà định hình.

Tiếp theo, luận nhân quả về nhan sắc, tại sao có người đẹp có người xấu; và hệ quả của nhan sắc, tại sao có người đẹp rồi họ giàu cả một đời vì cái đẹp của họ nhưng có người đẹp rồi họ khổ cả một đời vì cái đẹp đó. Bằng cái nhìn sáng suốt, Thượng tọa đã giúp mọi người ý thức được cái đẹp của mình dựa trên đạo đức nhân quả thì bền vững; còn những cái đẹp giả tạo có tính cách công nghiệp sẽ dễ chóng tàn. 

Tương tự, tài năng cũng vậy, tại sao trên đời có người có tài và người không có tài. Người tài mà không dùng cái tài đó vào những việc có ích lại dùng để làm việc bậy thì tội rất là nặng. Người không có tài làm bậy cũng có tội nhưng tội ít hơn vì người có tài mà làm bậy thì cái bậy đó rất nặng, rất lớn. Tiền thì có thể tăng lên rất nhanh nhưng cái tài đi qua nhiều kiếp cứ tăng lên chầm chậm, cho nên những người thiên tài thì họ phải tích lũy cái phước này qua cả trăm kiếp. 

Có những cái tâm sâu kín thuộc về bản ngã nguy hiểm, rất khó kiểm soát làm cho một người từ từ mất cái tài và ngược lại người từ không tài thành có tài cũng được Thượng tọa liệt kê ra trong sự tương quan nhân quả.

Tiếp đến, nhân quả của thọ mạng nhân quả của trí năng, nhân quả của nhà cửa đất đai, hoặc người có giọng hát hay, hoặc người được khéo tay là do nguyên nhân gì. Và cao nhất vẫn là nhân quả của sự tu hành… tất cả những điều này đã được Thượng tọa đưa ra lời nhận xét, mà cũng là cách gợi mở cho các phật tử tự suy nghiệm, hiểu sâu lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh này. Cũng chính nhờ hiểu rõ nhân quả như vậy, nên người phật tử có chánh kiến, tu theo con đường của trí tuệ thì sẽ được lợi ích ngay trong hiện tại và mai sau nữa. 

Mong cho tất cả mọi người ai cũng thấu hiểu lý Nhân quả! không quên rằng chỉ chính chúng ta mới quyết định được nhân quả của mình.

Trước khi dứt lời, TT.Thích Chân Quang thay mặt cho Phật giáo, tăng ni, phật tử cám ơn chính quyền của Tp.Vinh, tỉnh Nghệ An đã làm nên một công đức rất lớn cho đạo Phật là giúp phục dựng ngôi chùa cổ và tạo điều kiện cho ĐĐ.Thích Quảng Bảo về đây trụ trì làm chổ nương tựa cho phật tử. Đồng thời Thượng tọa cũng hết sức tán thán công đức của các phật tử đã đến đây, góp vào một viên gạch, một miếng tôn, một bao xi măng để từ từ tạo nên cảnh già lam này cho mọi người có nơi tu học.

Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm