Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/05/2013, 15:13 PM

Nghệ An: Khoá học tìm hiểu về tu Thiền

Bất cứ một người nào muốn dụng tâm tu tập, hành trì, theo chính pháp mà Ngài giảng dạy đều có thể chứng đạt trí tuệ vô thượng và thành tựu quả vị giải thoát Niết Bàn như đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Vì lợi lạc tâm linh cho con đường giải thoát và giác ngộ, từ ngày 11/5 đến ngày 13/5/2013  (tức ngày 2-4/4/Quý Tỵ), tại tịnh xá Ngọc Minh xã Quỳnh Lập - huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An; sư Minh Đạt trụ trì tịnh xá và sư Phúc Niệm đến từ chùa Viên Giác thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long tổ chức khóa tu Thiền lần I để tạo thắng duyên cho phật tử địa phương tu tập.

Mở đầu chương trình của khóa tu, các phật tử được sư Phúc Niệm  hướng dẫn lạy Phật sám hối. Kế đến là hướng dẫn kỹ thuật tọa thiền cho các phật tử mới lần đầu ngồi thiền, để sau đó hòa nhập vào đại chúng, tham dự thời Thiền đầu tiên của khóa tu vào lúc 7h30 sáng ngày 11/5. Sư Phúc Niệm đã  hướng dẫn kỹ thuật và trả lời những thắc mắc cho các phật tử trong khi tu học có những điều gì chưa thông suốt.
 Sư Phúc Niệm hướng dẫn cách tu Thiền 

Chiều cùng ngày Sư Phúc Quang đã giới thiệu giáo lý cơ bản về đức Phật và 45 năm hoằng pháp của đức Phật  theo như sư phúc Quang thì “Lịch sử đức Phật Thích Ca Mâu Ni là lịch sử của một con người nhờ công phu tu tập, tự thân hành trì và chứng ngộ. Ngài đã trở thành bậc giác ngộ giữa cõi đời này. Mục đích hiện hữu của Ngài là khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến. Do đó trong hơn 45 năm Ngài thuyết Pháp độ sinh: bằng thân giáo, khẩu giáo, ý giáo. Đức Phật đã đem đạo vào đời, độ vô lượng chúng sinh mà không phân biệt giai cấp, chủng tộc, thành phần trong giai cấp xã hội. Ngài đã khai tâm thức cho loài người biết rằng: Bất cứ một người nào muốn dụng tâm tu tập, hành trì, theo chính pháp mà Ngài giảng dạy đều có thể chứng đạt trí tuệ vô thượng và thành tựu quả vị giải thoát Niết Bàn như  đức Phật Thích Ca Mâu Ni”
 
Tiếp tục ngày tu thứ hai, sau tiếng chuông lúc 7h30 tập trung các thiền sinh bắt đầu tọa thiền, đi kinh hành, tập khí công, tiểu thực, tụng kinh, tọa thiền, vấn đáp, thọ trai. Và sau giờ chỉ tịnh cũng tiếp tục ngồi thiền. Trong một ngày có đến 8 thời ngồi thiền  và đi kinh hành.
 
Cùng chiều ngày thứ 2 tức ngày 12/4 sư Phúc Niệm có 1 thời chia sẻ với phật tử về vấn đề cầu an và cầu siêu trong đạo Phật , sư Phúc Niệm trao đổi “theo đạo Phật, chúng ta phải tu tập công đức, làm việc lành, sống tiết chế, ngủ nghỉ ăn uống thích hợp, an trụ vào hiện tại, lấy chính niệm và sự tỉnh thức làm phương châm của cuộc sống. Ðược như vậy thì sự an lạc sẽ hiện diện như người bạn đồng hành của ta trong cuộc đời. Tương tự, để được siêu thoát, mỗi người phải tự trang bị cho mình các hành trang đạo đức khi còn khỏe mạnh, để khi cơn vô thường đến, nhắm mắt xuôi tay, nghiệp thiện của chúng ta sẽ dẫn dắt chúng ta tái sinh về cảnh giới tốt hay vãng sinh về cảnh giới của chư Phật”
 
Vào ngày tu thứ ba, buổi thuyết Pháp được thiết lập trước khi kết thúc khóa tu. Sư Phúc Niệm chia sẻ đạo lý với các phật tử đề tài Ý NGHĨA CHỮ THIỀN TRONG ĐẠO PHẬT. Mở đầu, Đại đức dẫn chứng nhiều ví dụ dể làm sáng tỏ ý nghĩa chữ thiền và phân tích cái giá trị tu thiền là một phương pháp để lắng động tâm hồn trở xuống cho được bình an thanh tịnh. Theo quan điểm của sư thầy, từ một con người đầy tham, sân, si, nhờ ngồi thiền mà những vọng tưởng lao xao lắng xuống để cho tâm hồn chúng ta bừng sáng lên và giống như một ngọn đèn được thắp sáng thì bóng đêm sẽ xua tan. 
 
Đồng thời, để hướng phật tử tu thiền bớt tán tâm, sư Phúc Niệm thường xuyên nhắc nhở các thiền sinh phải giữ im lặng, an tỉnh, luôn nhớ thân này vô thường trong mọi lúc mọi nơi. Phải biết mình đang nghĩ gì, nói gì và làm gì để có thể chủ động đời sống mình và không bị lôi kéo bởi hoàn cảnh. Ta nên dành một ít thì giờ trong ngày để tĩnh tâm, thiền tọa, đối diện với chính mình. 
 
Qua 3 ngày thực tập tỉnh tâm đã khắc họa được một phần nào ý nghĩa vi diệu của việc tu Thiền  Vipassana (Thiền Minh sát tuệ)
  
Hữu Tình

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm