Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 11/07/2014, 10:31 AM

Nghỉ hè lên chùa… dưỡng Tâm

Những bài giảng Phật pháp, bài giảng đạo đức trang nghiêm, bổ ích cùng với các trò chơi tập thể vui nhộn, những giờ học kỹ năng sống sinh động, các bài học oai ghi (đi, đứng, nằm, ngồi) hay cách xếp áo tràng, cách đặt bát đĩa rất “người lớn”...  Các bậc phụ huynh đều an lòng vì con mình được học Đạo, dưỡng Tâm dịp hè này.

Vào chùa để học Đạo

Nghe thông tin về khóa tu mùa hè thật đặc biệt dành cho các bạn trẻ, chúng tôi đã tìm về chùa Vấn Khẩu (phường Cửa Nam thành phố Nam Định) để được mục kích câu chuyện lạ lùng về các bạn học sinh, sinh viên náo nức rủ nhau lên chùa… đi tu. 8 giờ 30 phút, chúng tôi có mặt tại chùa.
 Rất nhiều em nhỏ tham gia khóa tu mùa hè tại chùa Vấn Khẩu
Tưởng còn sớm, nhưng trong hội trường, trước ngôi Tam Bảo, hàng trăm các bạn trẻ, có nhiều em chỉ 6 - 7 tuổi, cùng chung một màu áo lam, đã ngồi kiết già, tất cả cùng hướng về phía sư thầy đang giảng pháp, chăm chú như nuốt từng lời của thầy. Ngoài sân, một số bạn mới đến đang xếp hàng rất trật tự trước bàn đăng ký, đợi nhận thẻ, thay quần áo thật mau lẹ để vào lớp.

Theo chân các bạn mới đến, chúng tôi cũng vào lớp, ngồi xếp hàng ngay ngắn nghe thầy giảng đạo. Cả hội trường hàng trăm em nhỏ nhưng tịnh không có một tiếng động. Những đôi mắt ngây tròn, những cái nhìn suy tư, tất cả cùng đổ về phía thầy, chăm chăm nuốt từng lời thầy dạy: "Mùa Vu Lan gọi đầy đủ là Mùa báo hiếu Vu Lan, bắt nguồn từ sự tích Đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát tìm cách cứu mẹ khỏi cảnh giới địa ngục đau khổ…

Cảnh giới địa ngục không có ai tạo ra mà chính do lời nói, việc làm, tư tưởng không dễ thương của chúng ta tạo ra. Mùa Vu Lan là mùa con cháu khẩn nguyện cho cha mẹ, ông bà được an lành. Nếu các con chăm ngoan, học giỏi, dễ thương là các con được an lạc. Các con được an lạc nghĩa là đã mang lại sự an lạc cho cha mẹ mình vậy…". Dưới hội trường, khe khẽ những tiếng sụt sịt.

Giảng đạo xong, sư thầy hướng các em về phía màn chiếu đang hiện lên lời bài hát "Vu Lan về", thầy mở cho nghe thử rồi dạy các em hát theo. Lời ca tiếng hát lại rộn ràng, khép lại những giọt nước mắt hối lỗi, những giọt nước mắt thương yêu trên những gương mặt thơ trẻ.

Sau phần giảng pháp trang nghiêm và xúc động của sư thầy, các anh chị trong CLB Hoằng Pháp trẻ đã khuấy động không khí hội trường bằng các bài hát thiếu nhi vui nhộn.

11 giờ trưa, theo chân chị Hương, thành viên của CLB Hoằng Pháp trẻ, dưới cái nắng gay gắt buổi trưa hè, các em nhỏ lần lượt xếp hàng một, bước đi chậm rãi, khoan thai, hai tay chắp lạy trước ngực, đầu hơi cúi, miệng niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật" và đi vào nhà ăn. Những mâm cơm chay thanh đạm đã được dọn sẵn.

Trước khi ăn cơm, các em tự bảo nhau chắp tay cảm tạ. Cả trăm em ngồi ăn giữa cái nóng oi ả, có em chỉ 5 tuổi, nhưng tịnh không một tiếng quấy khóc, hờn dỗi, không tiếng tranh cãi.

Sau giờ nghỉ trưa, các em lại háo hức trở lại hội trường, ngồi kiết già trước ngôi Tam Bảo nghe sư thầy tiếp tục giảng giải về công ơn cha mẹ, về luật nhân - quả, về ý nghĩa của hạnh phúc - những thứ tưởng chừng không mới nhưng lại được các em say sưa đón nhận.

Với những bài giảng Phật pháp, bài giảng đạo đức trang nghiêm, bổ ích cùng với các trò chơi tập thể vui nhộn, những giờ học kỹ năng sống sinh động, các bài học oai ghi (đi, đứng, nằm, ngồi) hay cách xếp áo tràng, cách đặt bát đĩa rất “người lớn”, bảy ngày của khóa tu mùa hè trôi đi thật nhanh chóng với các bạn trẻ. Nhìn các em háo hức vui chơi, ăn nghỉ, học hành trong chùa, các bậc phụ huynh đều an lòng vì con mình được học Đạo, dưỡng Tâm dịp hè này.

Bổ ích

Lê Trần Bảo Nguyên, ở thành phố Nam Định, sinh viên Đại học Luật Hà Nội, hiện đang tham gia khóa tu mùa hè tại chùa Vấn Khẩu với tư cách là lớp trưởng đã tâm sự với chúng tôi, hè năm 2010, thấy em ôn thi đại học quá căng thẳng, bà nội đã đề nghị với em đăng ký tham gia một khóa tu tại chùa Vấn Khẩu. Mới nghe đến vào chùa tu, Bảo Nguyên đã rất thất vọng. Nhưng vì chiều lòng bà nên Bảo Nguyên đã làm theo một cách miễn cưỡng.

Nhưng ngay từ ngày đầu tiên, Bảo Nguyên đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ về khóa tu. "Trước đây em rất bướng, rất nghịch ngợm và sống ích kỷ không quan tâm đến ai. Em vẫn cố gắng học giỏi như bố mẹ mong muốn nhưng em luôn nghĩ bố mẹ không thương yêu mình vì suốt ngày bận rộn với công việc làm ăn. Em nghĩ bố mẹ không yêu thương, quan tâm đến em.

Nhưng khi thụ giáo bài giảng của sư thầy về đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, em đã bật khóc, cả hội trường hôm đó cùng bật khóc …". Bảo Nguyên chia sẻ thêm một câu chuyện cảm động đã xảy ra với em trong khóa tu trước: "Trước đây em không biết quan tâm, giúp đỡ mọi người, nhưng ở khóa tu đó, khi có một em bé bị ốm, em đã đi bộ cả thảy 4 cây số giữa trời nắng để mua thuốc về cho em, rồi tự tay pha thuốc cho em uống".

Không chỉ mình Bảo Nguyên thay đổi, rất nhiều em trong khóa tu đã trở nên ngoan ngoãn đến lạ kỳ. Đó là trường hợp của em H ở Nam Định. H vốn là một bạn gái ngỗ ngược và sống rất cô độc. Mới học lớp 9 nhưng H đã 4 lần vào trại giáo dưỡng. Nhưng khi được bố mẹ gửi vào khóa tu mùa hè tại chùa Vấn Khẩu, H đã thay đổi một cách không ngờ. Ngày đầu tiên của khóa tu, H còn khép mình, thủ thế với các bạn.

Ngày thứ hai, H đã chia sẻ với Bảo Nguyên và các bạn tâm sự về việc muốn khẳng định mình, muốn gây sự chú ý bằng việc … đánh bạn. Ngày thứ ba, H đã tham gia vui chơi cùng các bạn, cùng các bạn ngồi phơi nắng giữa trưa rửa bát dù "trước đây em chưa hề biết rửa bát là gì"…

Bảo Nguyên còn kể cho chúng tôi nghe về bạn gái tên Chi ở TP. Hồ Chí Minh và một em gái khác ở Thái Bình vì quá sốc trước cái chết của người thân đã rất suy sụp và luôn có ý định tự tử. Nhưng với sự giúp đỡ của các thầy, sự sẻ chia của các bạn cùng khóa tu, hai em gái này đã lấy lại được thăng bằng để trở lại cuộc sống vui vẻ.

"Khóa tu thật sự bổ ích với những người trẻ tuổi chúng em trong một xã hội đang có quá nhiều thay đổi như hiện nay" - Bảo Nguyên chia sẻ.

Tác giả: Hoàng Phương
Nguồn: http://thoibaonganhang.vn/tin-tuc/11-nghi-he-len-chua-duong-tam-22763.html
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm