Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nghi lễ Phật giáo trở thành show diễn sân khấu?

Trong bản tin về Hội nghị trù bị thượng đỉnh tôn giáo thế giới diễn ra tại Canada, người xem truyền hình thấy các ni cô, dường như là người Trung Quốc (hay Đài Loan) trình diễn nghi lễ Phật giáo trên một số sân khấu của hội trường diễn ra hội nghị.

Khán giả là người của các tôn giáo khác ngồi xem bên dưới. Tất nhiên họ vỗ tay tán thưởng như xem một tiết mục sân khấu.

Nói các ni cô trình diễn nghi lễ vì đều đắp y hậu, chắp tay với cây hương ở giữa nâng cao, hướng  về phía… khán giả!

Việc các tu sĩ Phật giáo, hoặc đóng giả trang các tu sĩ Phật giáo, đưa nghi lễ Phật giáo lên sàn diễn như một tiết mục sân khấu, là điều khá phổ biến hiện nay, kể cả ở Việt Nam.

Một trong những nguyên tắc của trình diễn sân khấu là diễn viên phải quay mặt về phía khán giả, hướng diễn xuất đối diện với khán giả, diễn viên nhìn vào mặt khán giả để khán giả theo dõi diễn xuất hình thể và khuôn mặt, nên dù trang trí sân khấu có hình Phật, tượng Phật, diễn viên đóng vai trò tu sĩ Phật giáo trình diễn nghi lễ Phật giáo qua hình thức múa tập thể, hay minh họa bài hát, đều hướng về phía khán giả. Như thế, thì trong màn trình diễn nghi lễ hay mang màu sắc nghi lễ Phật giáo đó, người khán giả sẽ ở vị trí… Phật (!).

Không biết tôi có khó tính quá hay không, nhưng xem những màn trình diễn có tăng ni đắp y hậu trình diễn như lên chính điện lễ Phật, nhưng lại hướng về phía khán giả, tôi thấy cần phải lên tiếng.

Nghi lễ, dù với hình thức nào, chỉ nên diễn ra trong chính điện nhà chùa, hay dưới bàn thờ Phật, không thể đưa lên sân khấu để trình diễn như một tiết mục vũ đạo hay múa minh họa bài hát, dù với bất kỳ hình thức nào.
 Vũ lễ Lục cúng hoa đăng
Camera trong tiết mục múa của các ni cô người Trung Quốc đã nói ở trên đặt ở phía khán giả. Cho nên, xem qua màn hình TV, thì thấy như ni cô đắp y dâng hương chắp tay cúi người lễ khán giả truyền hình. 

Luôn để ý các tiết mục văn nghệ tôn giáo, tôi chưa hề thấy thánh lễ đạo Ca tô La Mã được đưa lên làm tiết mục trình diễn sân khấu bao giờ. Dâng thánh lễ là phải trước bàn thờ chúa, người hành lễ phải đứng hoặc quỳ nghiêm trang, không có cảnh người làm lễ, người ngồi ghế dựa vỗ tay tán thưởng như xem trò vui.

Ấy vậy mà chuyện như vậy diễn ra ở đạo Phật ta. Nghi lễ ở điện Phật thì đưa lên sân khấu, dù nghiêm trang cách mấy vẫn là một màn múa không hơn không kém. Một đám đông người xem rồi vỗ tay. Người vừa thực hiện nghi lễ, trong hình tướng một nhà sư, hay một ni cô, nhoẻn miệng cúi chào đáp lễ khán giả rõ ràng trong vai trò diễn viên.

Tái hiện hình tượng người tu sĩ Phật giáo trên sân khấu ư? Có thể. Nhưng người tu sĩ trong nghi lễ không phải là cái diễn ra trên sân khấu, để người ta dựa người vào xem, vỗ tay khen hay. Nghi lễ là việc mà tất cả những người có mặt tại địa điểm diễn ra nghi lễ tham dự với sự tôn kính. Không thể đóng diễn nghi lễ như một show văn nghệ, có người diễn kẻ xem, mà kẻ xem lại ngồi ở vị trí Phật (như hình ảnh trên bản tin truyền hình đã dẫn), các ni cô chắp tay cao cầm nhang hướng về.

Nếu diễn ra nghi lễ trang nghiêm trên sân khấu, thì cần yêu cầu mọi người tại địa điểm diễn ra nghi lễ phải đứng dậy, như một cách tham gia nghi lễ. Khi  đó khán phòng là nơi diễn ra nghi lễ. Tất cả mọi người hướng về bàn thờ Phật.

Nếu không thế, thì thôi, không nên diễn nghi lễ như một tiết mục sân khấu cho đám đông ngồi xem thưởng thức, vỗ tay khen. Với chiều mà diễn viên trình diễn nghi lễ hướng về, bắt buộc theo nguyên tắc sân khấu, là chiều khán giả, tạo tình huống không hay cho nghi lễ Phật giáo.

Camera thu hình nghi lễ Phật giáo dưới mọi hình thức không nên bố trí ở vị trí tăng ni vái lạy về. Vì đó, theo giáo khoa điện ảnh, là quay chủ quan, với vị trí chủ quan là tượng Phật, có thể hiểu là thể hiện cái nhìn từ tượng Phật.

Minh Thạnh
Ghi chú: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của tác giả

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chết có đáng sợ hay không?

Phật pháp và cuộc sống 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Phật pháp và cuộc sống 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Trong ta có Phật

Phật pháp và cuộc sống 13:30 17/04/2024

Trong đau khổ tuyệt vọng / Tiến thoái chẳng còn đường/ Chỉ muốn chết cho xong/ Trong tâm mà có Phật/ Việc gì rồi cũng qua...

Chuyện ông cháu: Mỗi người tự quyết định nhân quả cho chính mình

Phật pháp và cuộc sống 13:15 17/04/2024

Trước đây nội vẫn nói với con rằng lẽ ra con có cả tình thương yêu của cha lẫn mẹ, giờ thì mất cha rồi. Đó là sự hụt hẫng, mất mát lớn nó vừa khiến con già dặn hơn nhưng đồng thời cũng yếu đuối hơn, nhạy cảm hơn, dễ tủi thân, dễ mặc cảm…

Xem thêm