Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/01/2016, 10:26 AM

Nghiệp của "ác khẩu"

Đức Phật dạy ác khẩu hay còn gọi là ác ngữ là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu). Nó sẽ gây ra nhiều điều hối hận cho con người trong cuộc sống khi nói ra.

Những lời ái ngữ có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi tâm trạng buồn bã của mọi người. Và nếu khuyến tấn đúng thời điểm, đúng lúc có thể làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của đối phương.Từ đó, dần dần sẽ làm thay đổi những hành vi và những việc làm bất thiện.

Ngược lại lời nói cũng có thể đưa con người vào vực thẳm của tội lỗi, có thể khiến người ta phải ăn năn hối hận cả cuộc đời. Trong đó lời nói ác ngữ, ác khẩu là một trong những nguyên nhân đưa đến hậu quả như thế.

Ác khẩu, ác ngữ là những lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, chửi rủa, là những lời lẽ thiếu văn minh, đạo đức trong giao tiếp. Tuy nhiên nói nặng lời hoặc lớn tiếng trong chừng mực nào đó không phải là ác ngữ. Nhất là trong quá trình giáo dục con cái của cha mẹ, giáo huấn học trò của thầy cô.
 
Trong kinh Phật có bài học đạo lý dạy rằng: “Có người nghe đức Phật rất từ bi, có đạo hạnh nên cố ý đến mắng nhiếc đức Phật. Nhưng khi bị chửi mắng, đức Phật đều lặng thinh, không đáp. Khi người ấy mắng nhiếc xong, Phật hỏi: “Ông đem lễ vật đến tặng người khác, người ấy không nhận thì lễ vật ấy cuối cùng sẽ thuộc về ai?”. Người ấy đáp rằng: “Đương nhiên là của tôi rồi”.

Đức Phật liền nói: “Nay ông mắng nhiếc ta nhưng ta không nhận, ông tự mang vào thân ông vậy. Cũng giống như những âm vang là do nương theo tiếng mà có, như bóng do hình mà thành. Cuối cùng vẫn chẳng tránh được. Bởi vậy hãy thận trọng, chớ nói lời mắng nhiếc, ác ngữ”.

Theo đạo lý nhân quả trong Phật giáo thì một việc làm, một lời nói hay một ý niệm, suy nghĩ của thân, miệng, ý dù đó là thiện hay bất thiện đều đưa đến kết quả nhất định của nó. Những hành vi, lời nói, suy nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả hiện hành rõ ràng hơn, chi phối mạnh mẽ trong đời sống hàng ngày của cá nhân đó. Như vậy, với những người thường dùng lời nói thâm độc, thô bạo để mắng nhiếc, chửi rủa người khác thì chính bản thân người ấy đã thể hiện lối sống thiếu đạo đức và văn minh. Dần dần sẽ hạ thấp hình ảnh của tự thân khiến người xung quanh xa lánh. 

Ngày nay chúng ta thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm quyền tự do ngôn luận và nói lời ác ngữ. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, mỗi người đều dễ dàng bày tỏ ý kiến của bản thân trên các trang mạng xã hội như facebook, twitter và nhiều diễn đàn. Khi có một sự việc tiêu cực nào xảy ra thì nó sẽ lan truyền một cách chóng mặt, không thể kiểm soát. 

Ví dụ như việc một sư thầy có mắc lỗi trong giới luật, dù chưa được xác nhận chính xác, chỉ mới tung tin trên một vài trang báo mạng thì nó đã trở thành một chủ đề “hot”. Tôi đã từng đọc rất nhiều những lời bình luận khiếm nhã của mọi người dưới mỗi thông tin tiêu cực liên quan đến những vấn đề nhạy cảm như vậy.

Thiết nghĩ chúng ta không có quyền phê phán và lên án những hành động không đúng của các thầy dưới bất kì hình thức nào. Bởi các thầy đã xuất gia nên việc đó thuộc về tăng đoàn. Nếu các thầy có phạm lỗi thì người có quyền truy cứu và xử phạt là Giáo hội Phật giáo Việt Nam chứ không phải là chúng ta. Nó cũng giống như việc bạn mắc lỗi thì cha mẹ bạn có quyền trách phạt, chứ người ngoài đâu thể tự nhiên đánh hay phạt bạn được.

Việc bình luận qua các con chữ hay nói ra suy nghĩ của mình một cách tự do, thiếu suy nghĩ là vấn đề đáng báo động của con người hiện nay. Có nhiều chuyên gia còn đánh giá đây là thời đại “tay nhanh hơn não”. Người ta gõ ra những lời lẽ khiếm nhã để hạ thấp, lăng mạ người khác cho thỏa thích mà không quan tâm nó ảnh hưởng đến người khác ra sao. Đã có biết bao câu chuyện thương tâm về hậu quả của những lời nói ác ý đã ảnh hưởng đến cuộc sống của một con người, khiến họ phải khổ sở trước “búa rìu của dư luận”. Nếu đó là thông tin chính xác thì còn có thể chịu được. Còn những điều bịa đặt, thêu dệt thì thật sự đã hủy hoại cả một con người. Thế mới nói:

“Trăm năm bia đá cũng mòn
Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”

Cho nên trước mỗi thông tin tiêu cực chúng ta nên có sự tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề. Đừng chỉ vì những lời nói phong thanh mà ta dễ dàng phán đoán một người hay một sự việc nào đó. Hãy nhìn vào lỗi lầm của người khác để sửa mình, tự dặn bản thân không được mắc phải. Có thể bạn cho rằng những lời nói hay bình luận của bạn không chỉ rõ một người nào cụ thể, không trực tiếp nói lỗi của ai thì không sợ nguy hại. Nhưng thực tế lại rất nguy hiểm. 

Không chỉ viết những lời ác ngữ mà thậm chí chỉ cần nhấp chuột tán thành, ủng hộ những lời thô ác ấy cũng đều nguy hiểm cả. Vì nhiều lần làm như vậy khiến chúng ta khó kiểm soát được suy nghĩ cũng như hành động, lâu ngày dài tháng sẽ trở thành một thói quen xấu, nhiễm thành bản tính của chính mình mà không hay.

Phật giáo gọi điều này là tạo nghiệp bất thiện, mà đã là nghiệp bất thiện thì nó sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó. Vì thế một lời ác khẩu, ác ngữ đều có thể đưa đến hậu quả khó lường. 

Đức Phật luôn dạy: “Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô. Bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.”

Nguyễn Linh Chi

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm