Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/09/2019, 13:38 PM

Ngôi chùa 400 tuổi nằm trong hang núi lửa

Bên trong chính điện chùa nghi ngút khói hương, không khí mát lạnh tỏa ra từ những giọt nước ngầm chảy bên các nhũ đá.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về những ngôi chùa Việt 

Chùa Hang (còn gọi là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) nằm ở phía bắc núi Thới Lới, chứng tích của những đợt phun trào núi lửa trên đảo Lý Sơn. Quang cảnh chùa xanh mát bởi những cây bàng biển cổ thụ và các tảng đá núi liền kề biển.

Chùa Hang (còn gọi là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) nằm ở phía bắc núi Thới Lới, chứng tích của những đợt phun trào núi lửa trên đảo Lý Sơn. Quang cảnh chùa xanh mát bởi những cây bàng biển cổ thụ và các tảng đá núi liền kề biển.

Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn. Hang này sâu 24 m, rộng 20 m, trần cao 3,2 m, với diện tích 480 m2. Không gian thờ tự trong chùa được bài trí quanh các vách đá. Các di tích khắc trên đá ở chùa ghi lại: dưới triều vua Lê Kính Tông cách đây 400 năm, một vị quan tên Trần Công Thành được sai ra canh giữ đảo Lý Sơn. Tại đây, ông đã khai phá và lập ra chùa Hang. Sau đó khoảng 100 năm, con cháu của ông là các ông Trần Châu, Trần Tiềm tiếp tục tôn tạo cho chùa được khang trang như ngày nay.

Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn. Hang này sâu 24 m, rộng 20 m, trần cao 3,2 m, với diện tích 480 m2. Không gian thờ tự trong chùa được bài trí quanh các vách đá. Các di tích khắc trên đá ở chùa ghi lại: dưới triều vua Lê Kính Tông cách đây 400 năm, một vị quan tên Trần Công Thành được sai ra canh giữ đảo Lý Sơn. Tại đây, ông đã khai phá và lập ra chùa Hang. Sau đó khoảng 100 năm, con cháu của ông là các ông Trần Châu, Trần Tiềm tiếp tục tôn tạo cho chùa được khang trang như ngày nay.

Chính giữa hang đặt bàn thờ Tam thế Phật là Phật A-di-đà, Phật tổ Như Lai và Phật Di Lặc. Theo Đại Nam nhất thống chí, khởi đầu chùa Hang là ngôi đền của người Chămpa thờ các vị thần Bà La Môn. Sau này, khi người Việt đến khai phá vùng đất Lý Sơn vào đầu thế kỷ XVII, chùa trở thành nơi tu tiên và thờ Phật.

Chính giữa hang đặt bàn thờ Tam thế Phật là Phật A-di-đà, Phật tổ Như Lai và Phật Di Lặc. Theo Đại Nam nhất thống chí, khởi đầu chùa Hang là ngôi đền của người Chămpa thờ các vị thần Bà La Môn. Sau này, khi người Việt đến khai phá vùng đất Lý Sơn vào đầu thế kỷ XVII, chùa trở thành nơi tu tiên và thờ Phật.

Bên trái bàn thờ Tam thế Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt-ma với bài vị bằng gỗ sơn son thếp vàng trên đó ghi “Phụng tự Tây phương Đông Độ lịch đại tổ sư chi linh vị”.

Bên trái bàn thờ Tam thế Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt-ma với bài vị bằng gỗ sơn son thếp vàng trên đó ghi “Phụng tự Tây phương Đông Độ lịch đại tổ sư chi linh vị”.

Người dân địa phương cho biết, chùa Hang vốn là ngôi chùa linh thiêng, nên hàng năm vào các ngày rằm, Tết Nguyên Đán, lễ Vu Lan, Phật Đản, ngày giỗ các vị tiền hiền, khách thập phương đều đổ về đây để hành lễ, chiêm bái và cầu nguyện bình an.

Người dân địa phương cho biết, chùa Hang vốn là ngôi chùa linh thiêng, nên hàng năm vào các ngày rằm, Tết Nguyên Đán, lễ Vu Lan, Phật Đản, ngày giỗ các vị tiền hiền, khách thập phương đều đổ về đây để hành lễ, chiêm bái và cầu nguyện bình an.

Các bệ thờ trong chùa được người xưa tạo tác, gia công từ các vách đá tự nhiên.

Các bệ thờ trong chùa được người xưa tạo tác, gia công từ các vách đá tự nhiên.

Trong chùa còn có hai pho tượng được người dân đảo Lý Sơn đang làm ăn, sinh sống tại TP HCM cúng dường, gồm tượng Bồ-tát Địa Tạng (trái) và tượng Bồ Tát Quan Thế Âm.

Trong chùa còn có hai pho tượng được người dân đảo Lý Sơn đang làm ăn, sinh sống tại TP HCM cúng dường, gồm tượng Bồ-tát Địa Tạng (trái) và tượng Bồ Tát Quan Thế Âm.

Trước sân chùa là bức tượng Phật Bà Quan Âm hướng ra biển. Theo quan niệm của ngư dân trên đảo, Phật Bà Quan âm luôn chở che và phù hộ cho những chuyến ra biển bình an.

Trước sân chùa là bức tượng Phật Bà Quan Âm hướng ra biển. Theo quan niệm của ngư dân trên đảo, Phật Bà Quan âm luôn chở che và phù hộ cho những chuyến ra biển bình an.

Các vách đá núi màu nham thạch xung quanh chùa. Qua thời gian, những vách đá này được mưa, sóng và gió biển bào mòn tạo thành những đường vân đẹp mắt.

Các vách đá núi màu nham thạch xung quanh chùa. Qua thời gian, những vách đá này được mưa, sóng và gió biển bào mòn tạo thành những đường vân đẹp mắt.

Bên trong các hang đá quanh chùa còn là nơi ẩn núp của cư dân thời xưa mỗi khi đi biển gặp giông bão.

Bên trong các hang đá quanh chùa còn là nơi ẩn núp của cư dân thời xưa mỗi khi đi biển gặp giông bão.

Nguồn: VnExpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Media 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Media 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Những trải nghiệm du xuân độc đáo chỉ có tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Media 17:16 02/03/2024

Tham dự nghi thức dâng đăng cầu bình an trong năm mới, xem show nhạc nước ứng dụng những công nghệ lần đầu tiên có tại Việt Nam trước tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới, đó là vài trải nghiệm du xuân chỉ có tại núi Bà Đen, Tây Ninh.

Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Media 15:15 29/02/2024

Chùa Diệu Đế với kiến trúc độc đáo, cùng bức tranh “Cửu long ẩn vân”. Đây là bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam.

Xem thêm