Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/06/2018, 21:52 PM

Ngôi chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam ở Sài Gòn

Chùa Vạn Đức hơn 50 năm tuổi sau khi được xây dựng thêm, trở thành chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam với 43,5m.

 
Chùa Vạn Đức (đường Tô Ngọc Vân, quận Thủ Đức, Tp.HCM) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 15km, được xây dựng từ năm 1954. Chùa nằm trên khu đất rộng vốn là của một gia đình giàu có trong vùng hiến tặng cả đất và nhà.
 
Sau khi nhận nhà và đất, trụ trì giữ nguyên hiện trạng, chỉ làm thêm phía trước cho giống chùa và đặt tên là Vạn Đức. Trải qua nhiều lần sửa chữa, năm 2004, nhà chùa bắt đầu đại trùng tu chánh điện cùng nhà Tổ.

Sau hai năm, khu chánh điện hoàn thành, có chiều cao từ nóc xuống là 43,5m và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là ngôi chùa "Có chánh điện cao nhất Việt Nam".

Chánh điện dù cao nhưng chỉ có hai tầng, tầng trệt là giảng đường còn phía trên là nội điện, nơi diễn ra các hoạt động Phật pháp chính của chùa.
 
Chánh điện chùa có kết cấu như một ngôi tháp cao lớn với chín tầng, trên đỉnh là đài hoa sen, loài hoa gắn liền với Phật giáo. Phần mái lợp ngói lưu ly màu xanh, trên các đầu đao có gắn hoa văn hình bông sen cách điệu.
 
Khu nội điện thờ Phật với không gian rộng rãi, phía trên trần cao hơn gần 40m. Nơi đây tôn trí tượng Phật Thích Ca và Tam thế Phật. Đặc biệt, trung tâm nội điện là bức phù điêu nổi hình cây bồ đề và phong cảnh sông Ni Liên Thiền. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập "Bức phù điêu cây bồ đề đắp nổi lớn nhất nước".
 
Phần trần nội điện được trang trí những bức phù điêu cảnh trời xanh, mây trắng. Trần ở độ cao gần 40m, khiến khách tham quan có cảm giác như đang ngắm nhìn cả bầu trời bao la.
 
Xung quanh nội điện có nhiều ô cửa sổ trông như những đám mây trắng, mỗi ô lại treo một bức tranh đức Phật. Cạnh cửa sổ là những ô cửa thông gió có hình chữ “Phật”.
 
Bên ngoài, mỗi góc chánh điện lại được bài trí các tượng Phật, Quan Thế Âm, thần Hộ Pháp, rồng... Hình ảnh hoa sen cách điệu được trang trí ở rất nhiều nơi trong chùa.
 
Tất cả cửa và cầu thang, hành lang... đều làm bằng thép trắng, xi măng, đá granite... với kiến trúc tinh xảo vừa mang tính truyền thống nhưng lại tân kỳ.
 
Cuối năm 2017, chùa xây dựng thêm bức tượng Phật cao khoảng 15m, bằng đá nguyên khối ở ngay trước chánh điện. Đối diện tượng có đài Liên hoa, bên trong tôn trí tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

Chùa Vạn Đức là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo có quy mô lớn ở Tp.HCM. Ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ, công trình còn là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc hiện đại.

Quỳnh Trần
Nguồn: https://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/ngoi-chua-co-chanh-dien-cao-nhat-viet-nam-o-sai-gon-3764037.html
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm