Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 04/02/2017, 08:14 AM

Ngôi tự viện trải nghiệm của tăng sĩ hành thiền trên núi ở Nhật Bản

Nằm phía Nam thành phố Ōsaka khoảng 80 phút đi tàu tốc hành Nankai Koya chính là danh sơn Koyasan, nơi được xem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của Nhật Bản. Khoảng 117 ngôi tự viện Phật giáo thuộc Chân Ngôn tông, vùng núi Koyasan đã được liệt vào danh sách di sản thế giới UNESCO vào năm 2004. Nhưng chỉ có 52 ngôi tự viện Phật giáo cho phép du khách nghỉ lại qua đêm. Dưới đây là một số trải nghiệm tại danh lam thắng cảnh Phật giáo này.

Sau khi đến ga Gokurakubashi, điểm dừng chân cuối cùng dọc theo một con đường băng rừng vượt suối trèo non, một chiếc cáp treo đưa tôi lên núi chỉ trong 5 phút. Từ đó, tôi chuyển sang một chiếc xe bus để đến và dừng nghỉ tại ngôi già lam Ekoin (Tuệ Quang viện), núi Koyasan.
Ngôi già lam Ekoin (Tuệ Quang viện)
Sau khi cởi giầy, một vị tăng sĩ Phật giáo nhanh chóng giới thiệu thông tin cho tôi. Tôi hết sức kinh ngạc trước những tán lá mùa thu phơi mình từ những ô cửa sổ đến tận trần nhà, dọc theo những lối hành lang bằng gỗ cũ kỹ khi vị tăng sĩ Phật giáo chỉ cho tôi thấy phòng tắm, chính điện và thiền phòng trước khi đưa tôi vào phòng nghỉ ban đêm.

Giống như hầu hết những nhà trọ truyền thống của Nhật Bản, nơi tôi lưu trú không hề có giường. Thảm Tatami được trải ở giữa phòng, gối được đặt xung quanh, có bàn gỗ thấp. Góc xa của căn phòng là một khu vực chỗ ngồi với hai chiếc ghế và một chiếc bàn nhỏ, làm nổi bật bởi một Shoji (cánh cửa kéo bằng giấy) và một khoảng sân đầy cụm cây xanh bao phủ bởi sự pha trộn thú vị của màu đỏ, vàng trên những thân cây gần như trơ trụi. Một phía khác của căn phòng là một Tokonoma (góc phòng được trang trí, hơi thụt vào trong so với vách tường), dùng để trưng bày các hiện vật nghệ thuật như tranh cuộn, bình, hoa, lư hương... (Lời khuyên: Đừng để đồ đạc trong Tokonoma vì nó được xem là hành vi thiếu tôn trọng).

Sau quá trình kiểm tra xong, tôi nhanh chóng khám phá. Không nhiều các nhà hàng và cửa hàng bán quà lưu niệm trong nhiều ngôi tự viện Phật giáo, bảo tàng và đền thờ. Nhưng những gì bạn thực sự muốn chiêm ngưỡng khi đến danh sơn Koyasan chính là Okunoin, nghĩa trang lớn nhất tại Nhật Bản và là nơi có bảo tháp của Đại sư Kōbō-Daishi (774–835), vị Tổ sư sáng lập phái Chân Ngôn tông Phật giáo Nhật Bản.

Từng bước chân an lạc dọc theo lối đi lát đá giữa khu rừng già chỉ có thể miêu tả như là đang ở trong một thế giới khác, sự yên bình thanh thản kỳ lạ. Không gian được tôn trí hàng nghìn tượng Bồ tát Địa Tạng (Jizō Bosatsu), những chiếc Torii (Điểu Cư - một loại cổng truyền thống của Nhật Bản, thường được thấy ở lối vào hoặc trong đền thờ Thần đạo, nơi chúng là vật được đánh dấu cho sự chuyển đổi từ những gì mang tính trần tục đến nơi thiêng liêng), trơ gan cùng tuế nguyệt, rêu phong phủ kín và những bia tưởng niệm được xây dựng cho Chư tôn đức tăng già và hoàng gia vương thất. Ấn tượng nhất là điện Torodo trang trí khoảng 10 nghìn chiếc đèn tỏa chiếu ánh quang minh. Tôi đắm mình trong ít phút trước khi nhanh chóng quay trở lại ngôi già lam Ekoin (Tuệ Quang viện).

Vừa kịp lúc với một thời khóa tu tập thiền định vào lúc 16 giờ 30 phút, và may mắn là có một phiên dịch tiếng Anh. Vị tăng sĩ pháp danh Nobu, đã từng làm việc lâu năm tại ngôi già lam Ekoin (Tuệ Quang viện), giới thiệu cách tu tập thiền Ajikan cho các vị khách, ở đó mỗi vị khách sẽ tập trung vào một ký tự Sanskrit A.

Thầy Nobu hướng dẫn chúng tôi cách ngồi hai đầu gối chạm xuống sàn (khá đau) nhưng thầy làm giảm sự khó chịu của chúng tôi bằng cách nói rằng đau đớn chính xác là thứ bạn không muốn thiền định. Hơn một nửa căn phòng một nửa số người phát ra một tiếng thở dài nhẹ nhõm. Khoảng 15 phút sau, mọi người đều ngồi yên lặng trong một gian phòng tối, đôi mắt khép một phần ba, đôi tay khẻ chạm, hít vào thở ra đều đặn, thực hành mức độ đầu tiên của cách tu tập thiền Ajikan.
Buổi tu tập thiền Ajikan 
Buổi tu tập thiền Ajikan kết thúc khoảng 17 giờ và bữa tối được mang lên sau đó. Hai khay đầy ắp những thực phẩm chay được biết đến có tên gọi ryori Shojin: cơm, súp miso, hijiki, Konnyaku, soba, oshinko, mè đậu phụ, và lát hồng và táo. Tôi lấy một ít thức ăn và kinh ngạc bởi hương vị của chúng trong từng miếng cắn nhỏ. Một cách đầy trung thực, chính bữa ăn này cũng đủ để minh chứng cho giá trị của việc lưu trú tại một Shukubo.

Sau khi ăn tối, tôi ấn chuông, liên lạc xuống phòng tiếp tân, và ba vị tăng sĩ gần như ngay lập tức đã xuất hiện trong phòng tôi. Một người dọn dẹp những gì còn sót lại trong buổi tối, hai người khác bắt đầu trải tấm đệm mỏng và gối nhỏ xuống cho tôi. Đó là chiếc giường của tôi. Thời điểm đó đồng hồ chỉ 18 giờ 45 phút và trong khi các vị khách khác đang chuẩn bị cho một tour tham quan nghĩa trang Okunoin vào ban đêm thì tôi tranh thủ đi tắm, và quyết định sẽ đặt đồng hồ báo thức để dậy sớm. Tôi dậy lúc 06 giờ 30 phút sáng.

Tôi đi lên chính điện trong ánh sáng của màn mưa buổi sáng. Tôi ngồi trong một căn phòng tối lắng nghe ba vị tăng sĩ tụng kinh trong 30 phút. Sau đó tôi đến một ngôi tự viện Phật giáo khác tham gia một nghi thức lễ dâng lửa linh thiêng, nơi đó Chư tăng thực hành một buổi lễ tiêu tai giải nạn. Sau đó, tôi trở về phòng ăn sáng, một bữa tiệc chay khác, và ngay sau đó trả phòng.

Trước khi rời khỏi Kyoto, tôi dạo bước vòng quanh lần nữa và những nghĩ tưởng lan man trong đầu tôi: Sự cuốn hút tuyệt diệu này thật yên tĩnh đến nỗi những chú chim không nỡ líu lo hót để khỏi làm phiền chốn thần tiên này. Thật khó để xua đi những cảm giác cảm hứng kỳ diệu đó là danh sơn Koyasan, Thánh địa Phật giáo Chân Ngôn tông.

Vân Tuyền (Nguồn: See Japan)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm