Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 09/06/2013, 09:07 AM

Người cựu nữ Thanh niên xung phong nơi cửa Phật

...chắc không mấy ai tin, trong người cụ còn mang 10 mảnh đạn. Đôi mắt đã kém nhiều, chỉ nhìn được khoảng cách từ 2 mét trở lại, khi trời tối lại càng khó nhìn hơn. Nhưng, kỳ lạ là hơn 10 năm nay, từ khi cụ thường ngày về chùa tụng Kinh, niệm Phật, chấp tác, trong người không còn đau nhức gì nữa.

Hơn 10 năm nay, ngày nào cụ bà Đặng Thị Goòng cũng đến chùa Văn Điển từ sáng sớm giúp việc cho nhà chùa. Tối, cụ lại về nhà. Nhà cụ Goòng ở khu bãi đá, tập thể 810, xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội, cách chùa Văn Điển hơn 2 km. 

Tới chùa Văn Điển một chiều cuối tuần, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nghiêm tịnh, thanh bình nơi cửa Phật, tôi vô tư tác nghiệp, tay máy bấm lia lịa mong ghi lại những hình ảnh cảnh chùa một buổi chiều cánh nắng che nghiêng…


Nơi cửa Phật, luôn thấy sự bình yên

Một bác cất tiếng gọi: cháu là ai, ở đâu đến chụp ảnh vậy?

Dạ, cháu là cộng tác viên bên trang web Phật giáo (phatgiao.org.vn). Cháu lần đầu đến chùa nhà, thấy cảnh đẹp quá nên chụp hình ạ.

Ồ, thế à. Cháu chụp tiếp đi, nhưng giữ yên lặng nhé, vì các Thầy đang bận việc…

Nơi mái chùa thanh bình cuối chiều, bên ngoài, chợ chiều chưa vãn, người mua kẻ bán còn tấp nập, nhưng tuyệt nhiên không chút ồn ào vương nơi sân chùa. Đâu đó nghe xào xạc lá cây, tiếng chim bồ câu rũ mình trên hiên mái.

Không quá vội, tôi xin phép thưa chuyện cùng bác. Hỏi chuyện, mới biết “bác” năm nay mới… 74 tuổi.

Bà 74 tuổi rồi con ạ. Bà từng là Thanh niên xung phong con ạ. Bà hiện có 8 cháu nội, 2 cháu ngoại, và 4 chắt. Cụ bà Goòng cho biết.

18 tuổi, cô thiếu nữ Đặng Thị Goòng tham gia Thanh niên xung phong, góp phần gìn giữ và bảo vệ tổ quốc Việt Nam thân yêu. Năm 1969, được về Đông Anh học lớp đào tạo ngành Sư phạm, rồi làm nghề cô nuôi dạy trẻ từ đó. Đến năm gần đổi mới, khoảng đầu những năm 80, cô giáo Đặng Thị Goòng về dạy ở một trường Mầm non, khu vực ngõ Mai Hương, Bạch Mai, Hà Nội.

Một thời gian ngắn, cô giáo Đặng Thị Goòng về nhà chồng ở làng Kỳ, thuận duyên thường đến chùa Tứ Kỳ lễ Phật. Một dịp, nhà chùa tổ chức lễ Quy Y Tam Bảo cho các phật tử, đến lượt mình, sư Thầy nói: Cô tên Goòng, nên Thầy ban pháp danh Diệu Diệu Hoa nhé.


Cụ bà Đặng Thị Goòng hơn 10 năm nay ngày nào cũng về chùa  Tứ Kỳ - Văn Điển giúp việc cho nhà chùa. Những đợt cao điểm, như mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, cụ xin phép nhà chùa phụng sự đến hết mùa. Sáng đến chùa, tối cụ lại về nhà...

Chút thông tin về cụ bà Đặng Thị Goòng như thế, qua buổi nói chuyện ngắn gọn, nhưng thân thiện, tràn đầy cảm xúc và thắm tình đạo vị.

Cụ bà Đặng Thị Goòng hiện là thương binh hạng 4/4, nhưng vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và minh mẫn. Hơn 10 năm nay, ngày nào cụ cũng về chùa giúp việc cho nhà chùa, mọi công việc nhỏ to: hỗ trợ tiếp đón khách, hướng dẫn khách viếng thăm để xe, trông xe, tưới cây, quét dọn… Tất nhiên, sau khi tham gia chính lễ, cùng đạo tràng tụng Kinh, niệm Phật, còn thời gian cụ để dành chấp tác nơi nhà chùa.

Mới gặp, chắc không mấy ai tin, trong người cụ còn mang 10 mảnh đạn. Đôi mắt đã kém nhiều, chỉ nhìn gần chừng 2 mét trở lại, về tối khó nhìn hơn. Nhưng, kỳ lạ là hơn 10 năm nay, từ khi cụ thường ngày về chùa tụng Kinh, niệm Phật, chấp tác, trong người không còn đau nhức gì nữa. Trước kia, trái gió trở trời người lại đau nhức vì những di chứng chiến tranh…

Trò chuyện cùng cụ, tôi cảm niệm sâu sắc sự an lạc. Cụ không hề nhắc đến những hồi ức chiến tranh, như thường gặp ở những cựu binh cao tuổi. Cụ chỉ nói ngắn gọn, từng là Thanh niên xung phong. Còn thì câu chuyện bao trùm trong cảm xúc yêu thương ngập tràn, khi cụ nhắc đến đàn cháu thơ ngây: Có đứa cháu, 4 tuổi, sáng dậy tập thể dục cùng bà, còn nhắc bà tập chưa đúng đấy cháu ạ…

Nơi cửa Phật từ bi, dường như không còn chỗ cho những quá khứ đau buồn, bi thương… như nhiều người từng nói “đi tu là khổ”… Ngay nơi mái chùa nghiêm tịnh, từng phút giây, người nữ Thanh niên xung phong năm nào, với niềm tin sâu sắc gửi gắm hướng về Tam Bảo, hướng về chư Phật; chỉ thấy bình yên và trân quý lắm, những gì hiện đang có…

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm