Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/10/2013, 09:22 AM

Người hơn 40 năm đối diện với khó khăn bất hạnh

Chuỗi ngày dài vừa qua của bà thật bi thương, hơn nữa đời người hơn 40 năm thiếu thốn, khó khăn, tủi phận. Biết nói làm sao để thấu hiểu hết những vất vã khổ sở mà bà gánh lấy từ khi lập gia đình, sinh con, nuôi dạy nhất là những đứa con không may tật nguyền.

Nhìn gương mặt hốc hác u buồn của người phụ nữ với đôi mắt mờ đục, làm cho bất kỳ ai tiếp xúc càng dễ nhận thấy nỗi khó khăn và bất hạnh đang hiện diện trong con người của bà, cũng như trong ngôi nhà đã xuống cấp vách lá bung ra, nền đất lồi lõm, ở Điền Nhỏ, ấp Tân Thành - Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Đó là nơi chốn cư ngụ của bà Lê Thị Dễ năm nay 63 tuổi. 
 Gia đình bà Lê thị Dễ
Bà sinh ra ở làng quê Đại Ngãi, Long Phú nhưng khi còn con gái bà theo người chị, gả sang vùng đất này từ những năm chiến tranh ác liệt. Vào thời đó, với một phụ nữ nông thôn, nhà nghèo không được học hành nên ước mơ của bà đơn giản là phụ giúp cho chị mình để có miếng ăn thì đủ rồi.

Tuổi ngày một lớn, người chị cũng muốn cho em gái có được tấm chồng để nương thân và hai chị em sẽ cùng nương dựa vào nhau trên mảnh đất nhà chồng. Thế là chị tìm cho đứa em một người tuy không toàn vẹn về thể chất, nhưng có sự yêu thương em mình và bà cũng nghĩ đơn giản, một người chồng như vậy sẽ không phải lo sợ cảnh đi lính cho giặc và vợ chồng được bên nhau lo làm ăn, nuôi con cái. Cho nên năm 19 tuổi bà về sống chung với ông Trần Ba Nhỏ, cuộc sống nghèo nàn khổ sở thời bấy giờ vẫn còn in đậm trong trí của bà:

-Hồi đó, tui chỉ có 2 bộ quần áo thôi. Ở đây là đất rừng, cây ráng cao hơn đầu người, vợ chồng tui phát quang để cất cái chòi che nắng che mưa. Mà hồi đó, vùng nầy ghê lắm… 

Bà chỉ tay về phía trước nhà, cách đó vài chục mét 

-Đó đó cô, mới dọn cơm chưa nuốt tới miếng thứ ba thì bom nổ cái ầm giờ cũng còn hố sâu đó. Ăn cơm cũng không yên cô ơi. Ngày nào vừa dọn cơm canh lên bộ ván thì lính đồn tới, phải lo cho họ trước rồi mình mới được ăn. 

Lời kể của bà, làm người ta liên tưởng đến có thể ảnh hưởng của những chất độc mà quân giặc đã gieo rắc cho vùng quê Tân Thành, nên con bà 8 đứa thì đã có 3 đứa bị tật nguyền. Sinh ra đứa con đầu, bị hở hàm ếch quá sâu, nên không thể vá lại được. Bà khóc lóc khi còn non ngày tháng. Bà chín Hân tức là bà chín Mụ người làm công tác ngành y, một cán bộ kháng chiến đã an ủi:

-Thôi, em ráng lên số phận vậy rồi, khóc buồn có hại sức khỏe. 

Nhưng bà lại càng tủi thân hơn, không biết mình đã làm ác chuyện gì mà phải gặp cảnh nghiệt ngã như vậy?

Thế rồi, những mặc cảm, lo buồn dần tan biến theo ngày tháng, bà tiếp tục thực hiện thiên chức của mình để có con trai, con gái cho gia đình chồng. Lại thêm lần nữa bà đón nhận nỗi đau hơn cả mấy lần trước. Đứa con trai thứ 5 gương mặt trắng trẻo dễ thương, đến lúc 7 tuổi thì bị bệnh sốt nó cứ nằng nặc nói với mẹ:

-Đừng đưa con đi bệnh viện, con sợ lắm.. 
 Trần văn Tình đang được mẹ cho ăn

Và rồi di chứng của cơn sốt để lại, nó đã trở thành một đứa trẻ mất đi giọng nói, tay chân quều quào không cầm nắm vật gì được, khi ăn mẹ phải đổ từng muỗng vào miệng và cứ thế trôi xuống dạ dày, vì không thể nhai.. Đó là Trần văn Tình đứa con bất hạnh của bà. Không như một vài người sống cách ly vì con bệnh  tật, bà hết mực thương yêu chăm chút con, gắn bó với chồng.. Sau Tình, thì là đứa con trai bị  lao não. Đất đai cầm cố lo cho bệnh tật của chồng, con không thể chuộc lại được.. Cứ thế, bà sống lặng lẽ…lặng lẽ với nỗi đau gấp nhiều lần so với những cảnh đời khác…

Hằng ngày, công việc của bà là thức sớm cơm nước dọn dẹp, lo cho chồng, nằm một chỗ mọi sinh hoạt đều phải do một tay bà lo liệu, rồi sau đó đến lượt cho đứa con tật nguyền ăn uống xong bà mới nghỉ ngơi.

Khi nào vào vụ hành, tỏi, ớt thì bà phải thức khuya dậy sớm, làm cho xong mọi việc rồi gởi 2 người, cho con cháu gần đó để đi làm kiếm thêm chút ít tiền trang trải cuộc sống. Lúc cạn kiệt tiền bạc thì nhờ sự giúp đỡ của nhiều bà con, cho mua thiếu gạo hoặc các thứ cần dùng, đến lúc những đứa con lập gia đình làm ăn xa về thăm, cho tiền để bà trả lại. 

Chuỗi ngày dài vừa qua của bà thật bi thương, hơn nữa đời người hơn 40 năm thiếu thốn, khó khăn, tủi phận. Biết nói làm sao để thấu hiểu hết những vất vã khổ sở mà bà gánh lấy từ khi lập gia đình, sinh con, nuôi dạy nhất là những đứa con không may tật nguyền.

Mơ ước ở tuổi xế chiều của bà chỉ là cầu cho khỏe mạnh để chăm sóc chồng con, ước cho nhà cửa đừng dột để yên tâm đi làm, sinh sống qua ngày. 

Còn ông Ba Nhỏ (vừa mới mất cách đây mấy tháng)  lúc còn sống, nói giọng mệt nhọc "Tui ước sao cho mắt bả sáng, để lo cho tui và thằng nhỏ"

Ước mơ của những con người bất hạnh, chắc chắn sẽ trở thành sự thật nếu chúng ta cùng góp sức để giúp cho họ vượt qua khó khăn của cuộc sống, an tâm trong những tháng ngày còn lại.

Thiện Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bến Tre: Học sinh mắc bệnh hiểm nghèo cần được giúp đỡ

Ủng hộ 08:53 05/11/2018

Con đường từ trung tâm xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) về nhà em Từ Văn Quốc, 15 tuổi (ngụ ấp 7, người dân địa phương quen gọi là ấp Cồn Cao) rất gian nan, xung quanh chỉ là đồng nước và cây mắm, cây bần.


Bạc Liêu: Bệnh nhân Lê Thanh Huyền rất cần được trợ giúp

Ủng hộ 09:00 01/10/2018

Từ nguồn http://phatgiao.org.vn/song-dep/201807/Bac-Lieu-Mot-thanh-nien-bi-tai-nan-trong-luc-lao-dong-that-thuong-tam-31226/, chúng tôi vượt hơn 80km để đến tận nhà bệnh nhân sau khi được xuất viện, ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi được biết: Hiện tại, gia đình anh Huyền vẫn còn thiếu hơn 14 triệu đồng tiền viện phí, bệnh viện cho về nhà vì vết thương tạm ổn. Song những ngày qua, anh bắt đầu đau nhức lại vì đã hết thuốc.

Thương quá! Thảo ơi…

Ủng hộ 10:47 21/09/2018

Chia sẻ mong ước cùng chúng tôi, Thảo rất lạc quan: “Con mong được lắp ghép chân tay giả để không làm khổ mọi người xung quanh. Lớn lên con sẽ học bác sỹ để chăm sóc người bệnh khó khăn, bất hạnh như con”.

Sóc Trăng: Một gia đình cần trợ giúp hoàn thiện nhà ở

Ủng hộ 16:06 12/03/2018

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Xem thêm