Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/01/2015, 08:57 AM

Người Mẹ của những mảnh đời đơn côi...

Đã 66 tuổi, gần “thất thập cổ lai hy” nhưng bác Liên nom còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn lắm. Bế cháu bé ngồi bên ghế đá ngoài sân, tay bác thoăn thoắt thay tã, tháo bỉm… thấy bác chăm các bé có khi còn hơn mẹ chăm con, tôi xúc động, cảm phục bác lắm.

Gắn bó cùng nhà chùa hơn 15 năm nay, người bác sĩ năm nào giờ vừa là thầy thuốc, vừa là mẹ của hàng chục em bé mồ côi nơi chùa Yên Ninh, thôn Đông Trang, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Bác Liên, năm nay 66 tuổi, từng là bác sĩ Khoa mổ bệnh viện tỉnh Thanh Hóa, sau một thời gian công tác, bác đi học thêm chuyên ngành rồi chuyển về công tác tại Khoa Điều trị tích cực.

Biết bao năm cống hiến cùng nghề Y, 50 tuổi, bác về hưu, cũng kể từ đó, bác về với chùa Yên Ninh cho đến tận bây giờ…

Bé Tuệ Tín, vừa đầy 8 tháng tuổi. Bé bị bỏ lại trước thềm gian Tam Bảo khi chừng 5-6 ngày tuổi. Nơi từ bi cửa Phật, bé Tuệ Tín đều đặn lớn khôn từng ngày

Gặp bác Liên khi chúng tôi về chùa Yên Ninh thực hiện chương trình từ thiện. Nơi mái chùa nhỏ, yên bình, càng về gần trưa, người về thêm đông. Đó là những em nhỏ mồ côi được nhà chùa nuôi nấng. Những em lớn vừa đi học về, đều đang lứa tuổi thanh thiếu niên. Có em nhỏ năm nào, nay đã là Sư chú tạm thời chuyên tu tại chùa.

Các bà, các bác phật tử thoăn thoắt thoi đưa từng công việc, bác Liên tay ẵm một em bé, đôi chân nhẹ nhàng, thanh thoát từng bước đón chào chúng tôi.

Tranh thủ trò chuyện cùng bác, được bác chia sẻ về nhân duyên đặc biệt nơi bác đến với cửa Phật từ bi: Bác cũng chẳng biết diễn tả thế nào cháu ạ. Chỉ biết, cảm nhận nhân duyên bác đến với nơi cửa Phật, đến với chùa Yên Ninh nhiều phần đặc biệt, kỳ diệu lắm. Về hưu, bác dần biết đến đạo Phật. Rồi thuận duyên theo các đoàn từ thiện về với nhà chùa, thế nào mà bác xin Thầy ở lại luôn cháu ạ. Mười mấy năm gắn bó cùng nhà chùa, gắn bó cùng nơi từ bi cửa Phật bác thấy cuộc sống ngày thêm an vui. Tiền bạc, bác không còn ham muốn, dù gia đình bác cũng khá giả. Có điều lạ, kể từ khi biết đến Phật pháp, bệnh tình trong người như tự biết khỏi, cứ lần lượt rời xa. Cánh tay phải bác từng đau nhức lắm, có thời gian không thể bế nổi các cháu. Ấy vậy mà bác cứ kệ đó, quên đi, hàng ngày niệm Phật cầu bình an, cầu mong đức Phật từ bi che chở. Bệnh khỏi, tay khỏe lại như hề đau yếu. Vi diệu lắm cháu ạ.

Các chị lớn vừa đi học về

Được biết, nhà chùa hiện đang hỗ trợ nuôi hơn 100 em nhỏ mồ côi cùng 50 người mù. Hành trình cuộc sống vô cùng gian nan, khốn khó. Có giai đoạn đến cùng cực, tưởng như khó qua kiếp nạn. Xưa, có những ngày, thầy trụ trì khi nay phải ra chợ, đi từng nhà xin nắm gạo, xin bẹ rau già bỏ đi, nhờ băm sẵn về nấu ăn. Có khi, 3-4 ngày trời, nhà chùa cùng các em nhỏ chỉ ăn cháo loãng cầm hơi.

Vậy mà, những em nhỏ vẫn ngày thêm khôn lớn. Có em thành đạt làm doanh nghiệp, có em làm giáo viên, có em làm công an… thành tựu vậy, khó thể nghĩ bàn lòng từ bi vô hạn nơi thầy trụ trì, nơi các bà, các bác phật tử, trong đó có phần không nhỏ từ bác Liên.

Đằng đẵng ngần ấy năm, từ người lớn đến trẻ nhỏ, ai ốm đau gì đều được bác Liên tận tình chăm sóc, với kinh nghiệm sẵn có, hãn hữu lắm mới phải đến bệnh viện thăm khám.

Trò chuyện chút cùng bác, bác vui vẻ chia sẻ: Nói cùng cháu thôi nhé. Thời bác còn đi làm, được học bài bản, theo Y học thì thân bệnh mỗi người 70% là tự khỏi, 30% hỗ trợ từ thuốc men. Nhưng với bác, khi thấm nhuần Phật pháp, cảm nhận sâu sắc những vi diệu từ giáo lý nhà Phật, thì đến 80% bệnh trong người bác tự khỏi cháu ạ. Nói ra, ngoài, e người ta chưa tin nhưng đó là sự thật, cháu ạ…

Hồn nhiên một "vị Bụt tương lai"...

Đã 66 tuổi, gần “thất thập cổ lai hy” nhưng bác Liên nom còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn lắm. Bế cháu bé ngồi bên ghế đá ngoài sân, tay bác thoăn thoắt thay tã, tháo bỉm… Thấy bác chăm các bé có khi còn hơn mẹ chăm con, tôi xúc động, cảm phục bác lắm.

Khi được hỏi, vì sao bác lại rời bỏ “giang sơn” về ở hẳn nơi chùa Yên Ninh, bác Liên chia sẻ thêm: Về hưu, bác cũng có lương. Nhà cửa, đã có con cái chăm nom. Của cải thì khi về già, mất đi có mang theo được đâu. Thiện duyên về với nhà chùa, thấy các bé vậy, và cũng như duyên trời định, bác đâu nỡ… Mà được ở chùa, ngày ngày chăm nom các bé, thấy các bé lớn khôn từng ngày, thanh đạm cơm chay hàng ngày, tối lại cùng các bà tụng Kinh, niệm Phật… bác thấy tâm thanh thản vô cùng. Cuộc đời, đến cùng bác vậy là mãn nguyện rồi cháu ạ.

Không nhiều thời gian trò chuyện cùng bác, nhưng thấy không gian nhà chùa thoáng đãng, sạch sẽ, ngăn nắp; còn có phòng y tế riêng nữa… tôi thấy hoan hỷ khôn cùng.

Nơi mái chùa quê còn nhiều bề khốn khó là vậy, vẫn luôn có một người thầy thuốc, một người Mẹ hiền của biết bao mảnh đời đơn côi...

Thường Nguyên

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm