Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/08/2014, 09:09 AM

Người xuất gia và Lời dạy của đức Phật...

Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Vì vậy, dù xuất gia tu tập theo hệ phái, tông phái nào và dù ở bất cứ vị trí nào thì mục tiêu của người tu cũng phải là thành tựu Giới học, Định học và Tuệ học.

Giới Định Tuệ là cốt lõi của sự nghiệp tu tập, là nền tảng của đời sống xuất gia. Do vậy, có thể nói nếu không chuyển hóa để thọ trì tăng thượng Giới Định Tuệ thì người ấy chỉ là hình đồng xuất gia mà thôi.

Trong Kinh Trung Bộ, đức Thế Tôn đưa ra ví dụ về con lừa đi theo đàn bò và nghĩ rằng ta cũng là con bò, thật cụ thể, ấn tượng và sâu sắc. Con lừa thì hoàn toàn khác biệt con bò nên dẫu sau lưng hay lẫn lộn giữa đàn bò thì lừa cũng vẫn là lừa. Chỉ tội nghiệp cho con lừa mê muội nghĩ rằng mình là bò, “thấy sang bắt quàng làm họ”. Liên quan đến đời sống phạm hạnh của một vị xuất gia theo kinh Đại Kinh Xóm Ngựa (Mahàssapura sutta) trong kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) tập 1, Kinh số 39, Đức Phật đã dạy các Tỳ kheo như sau:

“Chúng ta sẽ thọ trì và thực hành những pháp tác thành Sa môn, những pháp tác thành Bà la môn. Như vậy, danh xưng này của chúng ta mới chân chánh và sự tự nhận này của chúng ta mới như thật. Và những đồ cúng dường mà chúng ta thọ hưởng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh mới có được kết quả lớn, lợi ích lớn cho chúng ta. Và chúng ta xuất gia không thành vô dụng, có kết quả, có thành tích”.
 Hạnh người xuất gia....Ảnh minh họa
Ngày nay, người xuất gia khá nhiều, tuy nhiên ai mới đích thực là Tỳ kheo và ai chỉ là người đi theo sau lưng chúng Tỳ kheo mà nghĩ rằng “ta cũng là Tỳ kheo”? 

“Đầu trọc không Sa môn,
Nếu phóng túng nói láo,
Ai còn đầy dục tham,
Sao được gọi Sa môn?”
(Pháp cú, kệ, 264)

“Ai lắng dịu hoàn toàn,
Các điều ác lớn nhỏ,
Vì lắng dịu ác pháp,
Được gọi là Sa môn.”
(Pháp cú, kệ, 265)

Bên cạnh đa số các vị Tăng tu hành chân chính, thời nào cũng sẽ có vài tu sỹ chưa giữ giới, vi phạm pháp luật, lợi dưỡng, xa hoa hưởng thụ, suy giảm đạo đức. Họ là những người sống bằng tiền công đức, cúng dường của đàn na tín thí nhưng sống không xứng với hạnh Sa môn. Họ là điểm tựa tâm linh của dân tộc nhưng tinh thần, thái độ lung lay, mục ruỗng. Như vậy, họ tu để làm gì? Việc tu của họ đem lại giá trị gì cho xã hội? 

Thiết nghĩ kinh Sa Môn Quả trong kinh Trường Bộ có thể nhắn nhủ vài điều cần thiết trong cuộc đời tìm về bảo sở mà ai đó đã từng xưng danh Tỳ kheo. 

Sa môn có giới hạnh là sống biết hổ thẹn, biết sợ hãi những điều ác mình làm, sống như thế nào không để cho sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc êm dịu chi phối tâm của mình, sống như thế nào cho thân hành, khẩu hành, ý hành, mạng sống được thanh tịnh để trợ duyên cho hành giả sống đời sống thanh tịnh trong sáng. Tiếp đến, vị Tỳ kheo tiết độ trong ăn uống, như ly giác sát thọ thực, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, mà chỉ cốt để duy trì phạm hạnh, diệt trừ các cảm thọ cũ, không cho khởi lên các cảm thọ mới và chúng ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn.

"Này các Tỷ kheo, các người cần phải du hành, vì an lạc cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc của Chư Thiên và Loài người. Các người hãy thuyết giảng Chánh pháp tuyệt diệu trong ban đầu, tuyệt diệu ở chặng giữa, tuyệt diệu ở đoạn cuối, đầy đủ trong ý nghĩa và ngôn thuyết. Các người hãy đề cao đời sống Phạm Hạnh toàn diện và thanh tịnh". 

Kinh Sa Môn Quả có ý nghĩa thật to lớn nhưng cũng không kém phần thiết thực dành cho hàng con Phật nói chung và hàng xuất gia nói riêng. Là một người đệ tử Phật chân chính, sống trong thời Mạt Pháp, chúng ta cần phải có trí tuệ để nhìn nhận vấn đề, hộ trì minh sư và bảo vệ đạo Pháp.

Phan Nga
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm