Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/07/2016, 16:39 PM

Người xuất gia vì hoàn cảnh phải hoàn tục

Vị này phát tâm xuất gia, nay vì hoàn cảnh phải hoàn tục, không bằng người giữ bản nguyện ban đầu, tiếp tục tu xuất gia. Nếu sau khi hoàn tục vẫn tu pháp Tổ sư Thiền, thì cũng như những cư sĩ tại gia tu Thiền vậy, tốt hơn so với người không tu.

Theo hoàn cảnh thực tế hiện nay, tôi cảm thấy người nữ xuất gia tu hành muốn tu giải thoát, phần nhiều không bằng lúc còn tại gia. Cho nên tôi thường khuyên các nữ cư sĩ có tâm muốn xuất gia, bảo họ đừng xuất gia. Như ngài Lục Tổ Huệ Năng nói: “chẳng phải xuất gia mới tu, tại gia cũng tu được”, nếu như thân xuất gia mà tâm tại gia, chi bằng tâm xuất gia mà thân tại gia, nếu giữ được tâm quyết tử tu hành thì không phân biệt tại gia hay xuất gia.

Theo tôi thấy, người nữ với nhau thường có nhiều ý kiến đối chọi nhau, sanh ra đố kỵ lẫn nhau, nên Phật Thích Ca lúc đầu không cho nữ giới xuất gia.

Di mẫu của Phật là thái hậu Kiều Đàm Di, bào tỷ của cố thái hậu Ma Da) đã phát tâm xuất gia, bà vừa ngỏ lời thỉnh cầu lần thứ nhất, Phật liền từ chối ngay. Bà thỉnh cầu lần thứ nhì, rồi thứ ba, Phật đều dứt khoát không chấp thuận.

Dù bị Phật từ chối đến ba phen, nhưng bà vẫn không nản chí. Bà đã tập hợp được 500 phi tần và cung nữ thuộc dòng họ Thích Ca có cùng chí hướng với bà. Họ cạo tóc, cùng kéo nhau đi bộ đến thành Tì Xá Ly. Đường từ Ca Tỳ La Vệ đến Tỳ Xá Ly dài hơn 2.000 dặm. Những người cung nữ đã quen sống trong thâm cung, chỉ cần lên gác xuống lầu một lúc cũng đã thấy mệt nhọc, thế mà giờ đây quý bà tự biến mình thành Tỳ kheo ni, với ba y một bát, đi chân tràn suốt hơn hai mươi ngày đường! Sự việc đó đã làm kinh hoàng những người ở hai bên đường. Lòng đầy hiếu kỳ, họ kéo nhau ra đường để xem tận mắt đoàn Ni cô hoa nhường nguyệt thẹn. Nhiều người cảm mến quý bà đến nỗi đã mang thật nhiều lương thực theo quý bà cho đến tận tu viện Na Ma Đề Ni.

Khi quý bà đến tu viện thì trời đã hoàng hôn. Vì không quen đi bộ như vậy, nên tất cả đều cảm thấy quá mệt mỏi, thở không ra hơi, hình dung tiều tụy. Họ không dám vào thẳng trong tu viện mà cứ lẩn quẩn ở ngoài cổng. Nhưng thật may mắn, vừa lúc đó thì A Nan từ trong đi ra. Trông thấy thái hậu và đoàn cung nữ đều mặc áo cà sa, mình dính đầy bụi, mặt tràn nước mắt, vốn người giàu tình cảm, tôn giả xúc động kêu lên sửng sốt:

- Lệnh bà cùng quý công nương làm sao vậy?

 Thái hậu Kiều Đàm Di đáp:

 - Chúng tôi vì cầu đạo, nguyện bỏ gia đình nhà cửa, từ xa đến đây xin được xuất gia. Nếu đức Thế Tôn lại từ chối thì chúng tôi nguyện chết tại đây chứ không trở về nữa!

 Lời lẽ chí thành của thái hậu làm tôn giả thêm xúc động. Tôn giả an ủi quý bà:

 - Xin lệnh bà cùng quý công nương yên tâm. Trông thấy tình cảnh này của quý bà, tôi cũng rất ái ngại. Xin quý bà đứng chờ ở đây. Tôi sẽ vào trình ngay lên đức Thế Tôn và xin Người chấp thuận lời cầu xin của quý bà.

 Tôn giả liền trở vào, đem tâm nguyện cùng tình cảnh của thái hậu và năm trăm cung nhân trình lên Phật, đồng thời cầu xin Ngài thương xót mà chấp thuận cho họ được xuất gia. Nhưng Ngài vẫn không chấp thuận:

 - Này A Nan! Như Lai hiểu và thương họ lắm chứ, nhưng vì sự trường tồn của chánh pháp, ngươi hãy ra nói với họ rằng Như Lai từ chối lời thỉnh cầu của họ.

 Tôn giả không nỡ ra từ chối với họ, vẫn cố nài nỉ Phật:

 - Bạch Thế Tôn! Nếu người nào khác thì con đã ra từ chối rồi, nhưng đây là bà di mẫu của Thế Tôn, nếu nhất định không chấp thuận thì hậu quả thê thảm sẽ xảy ra; vì bà đã quyết tâm rằng, nếu Thế Tôn từ chối lần này nữa thì bà và tất cả cung nữ đi theo đều nguyện chết tại chỗ chứ không chịu trở về!

 - Này A Nan! Trong tăng đoàn thật không nên chấp nhận cho nữ giới xuất gia.

 Vì vận động cho nữ giới mà tôn giả đã hết sức biện bạch:

 - Bạch Thế Tôn! Không lẽ trong Phật pháp lại có sự phân biệt nam nữ sao?

 - Này A Nan! Ở trong Phật pháp, tất cả chúng sinh đều bình đẳng, cõi trời hay cõi người đều giống nhau, cũng không phân biệt nam nữ. Nữ giới cũng có quyền tin tưởng như nam giới, tu học như nam giới, chứng quả như nam giới, nhưng không nhất định phải xuất gia. Đây là vấn đề pháp chế chứ không phải là vấn đề bình đẳng nam nữ. Nếu nữ giới xuất gia thì cũng giống như trong đám ruộng tốt mà mọc lên cỏ dại, lúa thu hoạch sẽ không được bao nhiêu.

Phật là người thấy xa biết rộng, lời nói của Ngài tất nhiên mang ý nghĩa sâu xa. Đứng về mặt nhân bản thì đương nhiên nữ giới phải được phép xuất gia, nhưng đứng về mặt pháp lý thì nam nữ cùng tu học chung một chỗ vẫn là điều bất ổn. Lý trí và tình cảm là hai con đường đối nghịch, để rồi có người vì tình cảm mà từ bỏ con đường tu tập; đó là một lẽ khiến cho Phật không chấp thuận cho nữ giới xuất gia. Mặt khác, cũng có thể vì tâm tính nữ giới nặng về ham chuộng hư danh và kiêu căng ngã mạn hơn nam giới mà Phật không muốn cho họ xuất gia để ngầm ý răn dạy. Nhưng dù có thế nào, A Nan cũng không dám làm điều gì trái ngược với ý chỉ của Phật, mà chỉ dùng lời lẽ thiết tha để khẩn cầu. Tôn giả vừa đảnh lễ Phật, vừa thưa trong nước mắt:

- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn có thể nhìn quý bà chết mà không đưa bàn tay từ bi ra tế độ sao!

Phật biết rằng, trên thế gian này, nhiều lúc cũng không thể làm cho chu toàn giữa pháp lý và tình cảm được. Phật cũng thấy rõ rằng, vì sự tương quan tương duyên mà trên thế gian này không thể có một pháp nào tuyệt đối trong sạch, thường còn và không hư hoại. Bởi vậy, sau một phút im lặng quán chiếu, Phật bảo A Nan:

- Thôi vậy, chẳng còn cách nào khác hơn, ngươi hãy ra mời họ vào!

Lệnh của đức Phật vừa ban ra, A Nan hân hoan không tả, lập tức ra ngoài báo tin. Thái hậu cùng đoàn cung nữ vừa nghe tin cũng vui mừng đến chảy nước mắt. Họ vào ra mắt Phật. Thấy họ bằng thái độ nghiêm nghị hơn lúc bình thường, Phật chấp thuận cho họ xuất gia làmtỳ kheo ni, với điều kiện là họ phải tuân giữ “pháp Bát Kỉnh” đối với chúng tỳ kheo.

Vì tâm sinh lý của giới nữ rất khó trị, nên Phật chế ra giới luật. Nhiều người cho là không bình đẳng: Tỳ kheo có bốn tội Ba-la-di, Tỳ-kheo-ni phải có tám Ba-la-di; giới luật của Tỳ-kheo chỉ có 250 giới, Tỳ-kheo-ni đến 348 giới; Tỳ-kheo được phép xuất gia 7 lần, Tỳ-kheo-ni chỉ được một lần. Phật Thích Ca nói là chúng sanh bình đẳng, tại sao chế ra giới luật không bình đẳng? Cùng là loài người với nhau đã không bình đẳng, huống là đối với tất cả chúng sanh! Tại sao?

Vì tâm sinh lý của giới nữ khác hơn nam, ví dụ: Nam giới không mặc áo có thể đi ra ngoài đường, nữ đâu thể được! Nên phải chế thêm giới luật để kềm chế.

Phật Thích Ca đã chế ra giới luật nghiêm ngặt như thế, kềm chế như thế, mà hiện nay bất cứ ở nước nào, Việt nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia . . . chùa của Tăng mà người nắm quyền lại là Ni, chùa nào cũng như chùa nấy. Sự thật chứng tỏ, giới luật nghiêm như thế vẫn kềm chế không nổi.

Như câu chuyện của Cư sĩ Huỳnh Đình Kiên (1045-1105), pháp danh Sơn Cốc, làm quan đến chức Thượng Thư, từ kiếp trước là thân nữ chuyển thành nam, làm quan vẫn kiến tánh. Sau khi kiến tánh rồi vẫn làm quan, đâu cần xuất gia mới tu được? Xuất gia là để tiện cho việc hoằng pháp, như ngài Lục Tổ Huệ Năng (638-713), kiến tánh lúc còn Cư sĩ tại gia, đã được truyền y bát làm Tổ, vẫn còn trải qua mười lăm năm mới xuất gia, và xuất gia vì mục đích hoằng pháp độ sinh. Nếu chỉ là tự mình tu giải thoát thì xuất gia hay không chẳng quan trọng.

Thiền sư Thích Duy Lực
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm