Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/04/2016, 15:42 PM

Nguồn gốc lịch sử chùa Tân Bình, Quảng Nam

Chùa Tân Bình tọa lạc tại thôn 5 Văn Hà (Quảng Nam), nằm trên ngọn đồi hướng tây bắc. Năm 1969, chùa được chính thức thành lập (Quảng Tín). 

Khởi đầu vào 1958, có hơn 30 đạo hữu phật tử làng Văn Hà đi sinh hoạt tại chùa Kỳ Bình (Quảng Nam), vì điều kiện đi lại khó khăn, nên quý phật tử nơi đây quyết định thống nhất mượn nhà phật tử Trần Thường trong làng thành lập 1 Vức nhỏ để cùng nhau sinh hoạt, tu học, lễ sám. Lúc bấy giờ, do phật tử Trần Thường (chúng trưởng), phật tử Đinh Thạch (thư ký) và một số phật tử như: Võ Soạn, Hồ Hợi, Trần Toại, Trần Tường, Nguyễn Sương… Tập trung sinh hoạt được 2 năm (1958 – 1959), sau đó được dời đến nhà phật tử Nguyễn Sương, sinh hoạt được 8 năm. Hằng ngày phật tử tập trung sinh hoạt tu học tại Vức, nhưng vào những ngày lễ chính thì về chùa Kỳ Bình (cũ) để sinh hoạt. 

Năm 1963 là thời kỳ Pháp nạn Phật giáo, nên sự sinh hoạt rất khó khăn, có thời gian bị gián đoạn. Qua thời kỳ này, việc sinh hoạt tại Vức trở lại bình thường, số lượng tín đồ được hơn 50 phật tử.

Cuối năm 1968 (Mậu Thân), tập thể phật tử thống nhất xin xây dựng chùa và chọn đại điểm tại một khu đất đồi hoang hướng tây bắc. Lễ đặt viên đá đầu tiên có sự chứng minh của ĐĐ.Thích Thiện Duyên (nay là HT.Thích Thiện Duyên, Thành viên HĐCM, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Nam). 
 
Đến tháng 5 năm 1969, dưới sự chứng minh của ĐĐ.Thích Chơn Ngộ (cố HT.Thích Chơn Ngộ, viện chủ chùa Tịnh Độ, Tp.Tam Kỳ) lễ an vị Phật và ra mắt chính thức chùa trở thành 1 cơ sở chính thức của Giáo hội Phật giáo và được lấy tên là chùa Tân Bình (chữ Tân có nghĩa là mới, khu đất đồi hoang được phát ra làm chùa, chữ Bình có nghĩa là Thái Bình, do chùa xây dựng trong thời kỳ chiến tranh ác liệt với tâm nguyện người con Phật nguyện cầu Quốc Thái Dân An). Chùa có diện tích khoảng 1500m2 đất thế đồi, cơ sở sinh hoạt gồm chánh điện và nhà khách khoảng 100m2. Bắt đầu từ đó, số lượng tín đồ một ngày một đông và thường xuyên tổ chức tu học vào các ngày 14,15 và 30, mùng 1 Âm lịch hằng tháng, tổ chức các ngày vía…
 
Năm 1975, đất nước giải phóng hoàn toàn, giai đoạn này, đời sống kinh tế bà con phật tử cũng gặp nhiều khó khăn, nên việc sinh hoạt tu học cũng thưa thớt không được như trước. Đến năm 1981 cuộc sống nhân dân có phần ổn định, cũng là lúc ngôi chùa Tân Bình có sự trổi dậy, phật tử sinh hoạt tu tập ngày càng đều và đông hơn, chùa đã trùng tu lại một số công trình do chiến tranh tàn phá. Dù không có thầy về hướng dẫn tu học nhưng chùa Tân Bình vẫn sinh hoạt bình thường nhờ sự trông coi của các phật tử tín tâm nơi đây.

Năm 2011, được sự đề cử của Giáo hội, ĐĐ.Thích Hải Ân (tốt nghiệp Trường TCPH khóa V tại trường Phật học Quảng Nam) phát nguyện về đây hướng dẫn phật tử tu học cũng như mở rộng khuôn viên diện tích đất chùa hơn 3.000 m2 và trùng tu lại một số hạng mục như nhà khách, nhà tăng, nhà bếp, Quan Âm cát, tường rào, cổng tam quan… Năm 2014, ĐĐ.Thích Hải Ân chính thức được BTS GHPGVN tỉnh Quảng Nam ký quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Tân Bình.

Đầu năm 2016, chùa Tân Bình ngày càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt, tu học phật pháp của phật tử ngày càng nhiều, vào những ngày lễ lớn, có đông đảo phật tử đến chùa tham dự, tu học và nghe pháp; nên Đại đức trụ trì cùng bà con phật tử nơi đây quyết tâm xây dựng ngôi giảng đường với kinh phí dự toán trên 500 triệu đồng để đáp ứng nhu cầu tu học của phật tử.

Ban TTTT PG Quảng Nam
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm