Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 02/11/2016, 15:17 PM

Nguy cơ biến dạng các công trình kiến trúc Phật giáo

"Nhu cầu sử dụng của con người luôn có sự thay đổi nên những công trình tôn giáo, tín ngưỡng cần bổ sung những yếu tố mới là cần thiết..."

Trong bối cảnh Phật giáo đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nếu không có sự định hướng trong việc trùng tu và xây mới các công trình kiến trúc Phật giáo sẽ dẫn đến tình trạng lai căng, đánh mất bản sắc.

Bảo tồn, trùng tu, phục dựng hay xây mới các công trình tôn giáo, tín ngưỡng đều không thể vượt qua tinh thần của hệ phái, tính dân tộc và phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại.
 Những công trình tôn giáo, tín ngưỡng xây mới cần phải tính toán nhu cầu sử dụng.

Từ những am nhỏ cho đến khi trở thành ngôi chùa thì dù có cao mấy, rộng mấy, dù linh thiêng với bao truyền thuyết hay chỉ nép mình dưới gốc đa làng thì chùa ở Việt Nam trước đây thường nhỏ nhắn, kích thước, tỷ lệ hài hòa với con người. Nhưng mấy mươi năm trở lại đây, nhiều ngôi chùa được xây mới, mà khi đứng trên đồi cao nhìn xuống chỉ thấy những lớp tòa ngang dãy dọc.

Không ít những ngôi chùa "nguy nga như cung điện" này hiện diện ở Quảng Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng và nhiều địa phương khác. Việc mở rộng không gian kiến trúc để đáp ứng công năng khi chùa không chỉ là nơi thực hành tín ngưỡng mà còn để học hỏi, tu tập là điều tất yếu.

Thế nhưng điều đó không có nghĩa là tạo ra sự dị biệt với quy mô quá lớn mà cần sự phát triển trong hài hòa. Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận cho rằng: trong sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng của con người luôn có sự thay đổi nên những công trình tôn giáo, tín ngưỡng cần bổ sung những yếu tố mới là cần thiết.

"Gian chính điện-ngày xưa ít người thì không gian, khẩu độ của nó bé. Còn bây giờ, thậm chí cả thanh niên hay khách du lịch đều có thể tham quan chùa, thậm chí ngày lễ, tết cũng rất đông. Vậy thì chừng ấy không gian không đủ, phải cải tiến không gian ấy chứ không thể bé tý được. Vậy thì kích thức hình học của nó chắc chắn phải thay đổi chứ không thể nguyên với gian chính điện được", kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói.

Kiến trúc sư Vũ Đình Thành, Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) chia sẻ, không cần phải có bất cứ khuôn mẫu nào cho các công trình tôn giáo, đặc biệt là chùa chiền, nếu không sẽ dẫn tới sự rập khuôn. Chúng ta chấp nhận sự phát triển như một yếu tố tất yếu với tinh thần phục vụ cho Phật giáo.

"Phật giáo thống nhất trong đa dạng"- tư tưởng ấy cũng phải được thể hiện trên kiến trúc những ngôi chùa, với đặc trưng của từng hệ phái: Bắc tông, Nam tông (gồm của dân tộc Kinh và Khơ me) hay Khất sĩ.

Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã đưa ra những gợi mở để nhận diện được đặc trưng truyền thống kiến trúc Phật giáo thông qua khảo sát thực tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu mới trong sự phát triển Phật giáo: "Tùy theo từng vùng miền với 4 hệ phái chính tương đương 4 sắc thái kiến trúc khác nhau có thể tổ chức các cuộc thi. Ví dụ với 4 hệ phái Bắc Tông, Nam tông Kinh, Nam tông Khơ Me, Khất sĩ thì mình tổ chức các cuộc thi tại địa bàn, địa phương đó, để mình phổ biến cho mọi người biết một ngôi chùa cụ thể, hệ phái nào ứng với kiến trúc nào. Kèm theo đó mình cũng xây dựng những nguyên tắc thiết kế chùa và dùng nó để tuyên truyền, không loại trừ mình có thể xây dựng hệ thống mô-đun, Tự điển để mọi người có thể áp dụng tùy theo điều kiện".

Cả nước có khoảng 20.000 cơ sở thờ tự của Phật giáo, trong đó hơn 17 nghìn công trình thuộc hệ thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và gần 3 nghìn là chùa tư gia. Nhìn vào số lượng chùa và quy mô công trình xây dựng mới hiện nay, liệu người đời sau có thể nói Phật giáo vào cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21 là hưng thịnh hay không? Câu trả lời không chỉ là vấn đề nhận thức mà còn là tri thức của cộng đồng với Phật giáo của ngày hôm nay./. 

Phương Thúy/VOV-Trung tâm Tin
Nguồn: http://vov.vn/di-san/bai-2-chap-nhan-su-phat-trien-trong-tinh-than-phat-giao-561165.vov

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm