Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 17/09/2017, 08:56 AM

Nguyễn Trọng Thuật và chủ trương “Nhân gian Phật giáo”

Tập kỷ yếu số một của Hội Bắc Kỳ Phật giáo được xuất bản vào năm 1935. Sau khi ra số 2 và 3, tập kỷ yếu đình bản, nhường chỗ cho tạp chí Đuốc Tuệ. Tạp chí này ra đời vào đầu tháng chạp năm 1935, do ông Nguyễn Năng Quốc làm chủ nhiệm. Đứng tên chủ bút là Thiền sư Trung Thứ trụ trì chùa Bằng Sở. Phó chủ bút là Thiền sư Trung Thứ trụ trì chùa Bằng Sở. Phó chủ bút là Thiền sư Doãn Hài (Dương Văn Hiển), trụ trì chùa Tế Cát. Quản lý là ông Cung Đình Bính. Báo quán đặt tại chùa Quán Sứ, đường Richard Hà Nội.

Hai cây bút bền bỉ nhất của tạp chí Đuốc Tuệ là Đồ Nam Tử và Thiều Chửu. Những cây bút khác là Thái Hòa, Thanh Đặc, Tố Liên, Đỗ Trần Bảo, Phạm Văn Côn, Đinh Gia Thuyết, Đỗ Đình Nghiêm, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ.v.v...

Trong những số đầu, Đuốc Tuệ đăng nhiều bài có tính cách bênh vực cho phong trào chấn hưng Phật giáo chủ trương rằng đạo Phật là một đạo vì cuộc đời mà có chứ không phải trốn cuộc đời. Ngay số đầu, Đuốc Tuệ đăng bài 'Đạo Phật có quan thiết với sự sống của đời người' của Phan Đình Hòe, trưởng ban đại ký chi hội Nam Định. Đuốc Tuệ số 2 (ngày 17.12. 1935) nêu rõ xã hội tính cần thiết của tôn giáo, tính cách Á đông và dân tộc của Phật giáo và tinh thần tự do, bình đẳng và hiếu hòa của đạo Phật. Đồ Nam Tử Những Trọng Thuật để cụ thể hóa tinh thần "đạo Phật trong cuộc đời", đề nghị con nhà phật từ nay trở đi nên làm lễ kết hôn trước cửa Phật. Một truyền thống từ trước đến nay chưa có ở Việt Nam. Ông đề nghị một nghi thức kết hôn gồm có tấu văn và huấn từ của một vị tăng sĩ làm giới sư hướng đạo cuộc lễ. Theo ông, trước Phật đài, giới sư phải nhắc nhở cặp tân hôn phải nhớ đạo lý tứ ân của Phật dạy mà đền đáp ơn cha mẹ, ơn đất nước, ơn sư trưởng và ơn chúng sinh. Kinh Thiện Sinh là cơ bản cho sự xây dựng gia đình, và lễ kết hôn trước cửa Phật được tiêu biểu hóa bằng hai câu đối:

"Hiếu mẹ cha, ân đất nước, đạo tứ ân đã dạy bảo đủ luân thường;
Chồng kính ai, vợ thuận tùng, lễ Lục Phương càng ân cần về gia đạo.”

Chủ ý "đem đạo Phật vào cuộc sống hàng ngày" này được thể hiện trong những loạt bài viết dưới tiêu đề Nhân Gian Phật Giáo trong đó tác giả đề cập đến nhiều khía cạnh của đời sống nông thôn, cải tạo và hướng dẫn bằng tinh thần đạo Phật.

Ông Nguyễn Trọng Thuật đã viết một truyện dài rất có ý vị đăng nhiều kỳ trong Đuốc Tuệ. Đó là truyện 'Cô con gái phật hái dâu', kể lại cuộc đời Ỷ Lan phu nhân, một cô gái thôn quê làm nghề hái dâu ở làng Thổ Lỗi (sau này là làng Siêu Loại) được vua Lý Thánh Tông, đã đem tinh thần đạo Phật mà dựng nước và cải tổ những bất công ở xã hội nông thôn. Đây là một truyện dài viết rất có nghệ thuật, hơn hẳn tác phẩm 'Quả dưa đỏ' của cùng một tác giả.

Đuốc Tuệ cũng đăng thiên biên khảo 'Việt Nam Thiền Tông Thế Hệ' của ông trong nhiều kỳ. Đây là một tác phẩm nói về hành trạng, thi văn và tư tưởng của các thiền sư Việt Nam các phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Ông Nguyễn Trọng Thuật đã căn cứ trên sách Thiền Uyển Tập Anh để viết thiên biên khảo này. Ngoài tạp chí Đuốc Tuệ, Nguyễn Trọng Thuật còn viết về đề tài Phật giáo trong tạp chí Nam Phong. Bài Phật Giáo Tân Luận của ông được đăng trong cá số 208-209 trang 217-221 và 267-278 (năm 1934 và bài bình luận về sách "Khóa Hư" của ông được đăng trong số 189 trang 315-324 (năm 1933). Trong Nam Phong, ông có viết nhiều đề tài quan trọng như Điều Đình Cái Án Quốc Học (số 167, năm 1931), Vấn Đề Cải Tạo Xã Hội (số 195, năm 1934).v.v…

Nguồn: Việt Nam PG Sử luận
Tác giả: Nguyễn Lang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Xem thêm