Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/03/2017, 05:38 AM

Nhà báo thật - nhà báo “dỏm” và sự trung thực

Chưa lúc nào người dân cả nước lại bức xúc và lo lắng về hiện tượng những nhà báo thật vi phạm pháp luật thông qua hành vi đe dọa, tống tiền hù dọa các doanh nghiệp, cá nhân có biểu hiện vi phạm hay “chạy chọt” về một vấn đề tế nhị riêng tư. Cụ thể là: phải hối lộ nếu không muốn sự việc phơi bày trên báo; phải chung chi, “lót tay” để được giảm án, xin việc, chuyển công tác... dựa vào mối quan hệ của nhà báo và các cơ quan công quyền.

Xin điển hình hai vụ việc mới xảy ra: Vụ thứ nhất tại Tp.Hải Phòng, người dân bị đe dọa đưa vụ việc xây dựng trái phép lên báo nếu không đưa tiền. Vụ thứ hai tại Tp.HCM, xuất phát từ “nhu cầu” của một gia đình có người bị tòa án đem ra xét xử vì phạm tội... Đó chỉ là 2 trong nhiều vụ phạm tội mà người thực hiện là nhà báo thật 100%. Điều đáng lo là đã xuất hiện một số ít những người được giao trách nhiệm là trưởng văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố, khu vực từ Bắc chí Nam đã tự cho mình cái quyền “quá lớn lao”, qua mặt cả cơ quan quản lý trực tiếp để mưu đồ tư lợi.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) 
Cạnh đó một số phóng viên, cộng tác viên đã lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan, sẵn sàng đặt vấn đề nhận hối lộ từ các cơ quan, các hộ gia đình đang có nhiều “vấn đề” thu hút sự chú ý của dư luận. 

Nhìn ở góc độ khác, đã và đang xuất hiện những tên lừa đảo đội lốt nhà báo đi lừa đảo các doanh nghiệp, cá nhân, kể cả các cơ quan công quyền bằng nhiều hình thức tinh vi, xảo quyệt để thu lợi bất chính.

Một nhà báo chuyên ngành pháp luật rất chí lý khi nói rằng: “Xã hội đang lo lắng trước hiện tượng: chi tiền để được viết báo; chi tiền nhiều hơn để đừng viết báo”. Câu nói thật giản đơn nhưng thấm thía và trung thực biết bao!

Trước đây, nhà báo luôn là điểm tựa vững chắc và tin cậy của nhân dân, nhất là những người đang gặp khó khăn, oan khuất nhưng không biết kêu cứu cùng ai. Kêu cứu như thế nào? Ở đâu? Gặp ai? Gặp nhà báo là gặp “cứu tinh” bởi họ sẵn sàng vào cuộc nhanh nhất, hiệu quả nhất mà không nhận bất kỳ một khoản chi phí, quà cáp nào. Có những nhà báo đã hy sinh hay mang thương tật, chấp nhận gian khổ để mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác, mang lại sự công bằng cho cuộc sống.

Ngày nay thật buồn và lo ngại khi đã có “những con sâu làm rầu nồi canh” trong những người làm báo chân chính. Một số nhà báo ngại đi thực tế; ngại gian khổ khi tác nghiệp ở những địa bàn xa xôi, đi lại khó khăn; ngại “đụng chạm” đến những người có chức, có quyền. Nguy hại hơn, họ luôn nắm bắt các cơ hội để “làm tiền” ở các đối tượng từ việc viết tin bài “lăng xê” quá hớp, kể cả việc “bịa đặt” tâng bốc, thêm thắt sự kiện, số liệu hoàn toàn “ảo” để “đối tác” chi tiền bồi dưỡng. Ở góc độ ngược lại, họ sẵn sàng bêu xấu, làm to vụ việc theo hướng tiêu cực để hù dọa, bắt buộc các “đối tác” chung chi để không “được” lên báo. Trong thực tế nhiều tổ chức, cá nhân rất bức xúc, phẫn nộ về những hành vi trên nhưng vì nhiều lý do không dám đứng ra phanh phui, tố cáo vụ việc bởi lẽ họ cũng đang có những vấn đề vi phạm luật pháp với những hình thức và mức độ khác nhau. Vậy là âm thầm “hối lộ” có lợi cho cả đôi bên.

Những nhà báo mất phẩm chất ấy sẵn sàng biện minh với nhiều lý do như: cơ chế, chính sách của nhà nước quá bất cập; cuộc sống còn quá khó khăn; do nông nổi tức thời; nhận thức còn non kém, lệch lạc... Tất nhiên những lập luận ấy rất khó được dư luận chấp nhận và càng khó được các đồng nghiệp đang hành nghề trung thực đồng tình. Hậu quả lớn nhất là họ đã làm giảm đi hình ảnh cao đẹp, làm suy giảm lòng tin của người dân với của người làm báo.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) 
Tất nhiên những hành vi giả mạo nhà báo để trục lợi sẽ bị luật pháp nghiêm trị, nhưng những nhà báo thật 100% vi phạm dù viện dẫn với bất kỳ lý do nào thì vẫn bị xử lý đúng pháp luật. Đây là điều những người làm báo nào cũng biết. Nguy hiểm hơn cả là những nhà báo kém phẩm chất, mất đạo đức chính là nguyên nhân phát sinh những kẻ lừa đảo núp bóng danh hiệu “nhà báo”.

Cần, cần lắm một hành động tổng rà soát việc thành lập các văn phòng đại diện, năng lực và phẩm chất của đội ngũ nhà báo, cộng tác viên; kiểm tra các nguồn tin có liên quan đến các nhà báo có “vấn đề”. Bên cạnh đó cần hết sức chú trọng đến việc cấp thẻ nhà báo; thẻ hội viên hội nhà báo; thẻ, giấy giới thiệu cộng tác viên do mình quản lý. Kiên quyết loại bỏ những nhà báo yếu năng lực chuyên môn, thiếu tu dưỡng phẩm chất trong sạch của người làm báo và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm bất kể người đó là ai để trả lại sự thanh cao, trong sáng của những nhà báo đang dấn thân vì sự công bằng, phát triển của toàn xã hội.

Trần Trấn Giang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm