Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/07/2013, 08:01 AM

Nhà chùa tiếp sức mùa thi: Cần thực tiễn hơn?

Nhiều chùa ở miền Bắc đã làm phật sự tiếp sức mùa thi cho sĩ tử. Tuy nhiên, phật sự này xem ra chưa đạt được hiệu quả như tâm ý.

Hoạt động tiếp sức mùa thi là một việc làm hữu ích và có ý nghĩa, đúng với tinh thần từ bi cứu khổ, ban vui của Phật giáo. Vì vậy trong nhiều năm qua, tuy là chương trình do Trung ương Đoàn TNCS HCM phát động nhưng Phật giáo đã thể hiện rất tốt và được sự đồng thuận chung của xã hội.

Theo tinh thần Phật giáo, tiếp sức mùa thi (TSMT) không chỉ mang ý nghĩa tài thí (bố thí vật chất - PV) mà còn có ý nghĩa pháp thí. Vì nó có tác động tích cực và sức lan tỏa còn hơn cả một bài thuyết pháp.

Như chúng ta biết, những năm gần đây, hòa chung vào không khí TSMT của các chùa trên toàn quốc, cứ vào mùa thi các chùa ở miền Bắc (chủ yếu là ở Hà Nội) cũng thực hiện chương trình này. Điển hình các chùa như chùa Bằng A, Đình Quán, Phổ Linh, Hưng Khánh, Thiền viện Sùng Phúc,...

Và cho tới thời điểm này, mùa thi Đại học - Cao đẳng năm 2013 đã kết thúc. Theo đó, các chương trình TSMT do các chùa tổ chức đã tạm dừng. Tuy nhiên, dù đã kết thúc nhưng ban tổ chức hay chính xác hơn là bản thân quý thầy trụ trì cần phải nhìn nhận lại để đánh giá những mặt được và chưa được để rút kinh nghiệm cho năm sau, nếu như vẫn thực hiện chương trình.

Các đơn vị TSMT dưới hai hình thức, đó là phát cơm chay tại địa điểm thi hoặc cho ăn ở miễn phí tại chùa trong những ngày thi cử. Theo đó, ở Hà Nội ước tính còn hơn 10 nghìn suất cơm chay do các nhà chùa trực tiếp nấu và hàng trăm chỗ ở miễn phí dành cho sĩ tử, phụ huynh. Nhưng chúng ta cần phải nhìn lại xem, ở miền Bắc hình thức TSMT nào là thực tiễn và hiệu quả nhất?

TSMT dưới hình thức cơm chay?

Ở một số chùa, những suất cơm chay trước khi mang đi gieo duyên đã được cơ quan y tế đến kiểm tra lấy mẫu và cấp giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Được biết, mỗi suất cơm chay giá dao động từ 20.000 - 30.000 đồng bao gồm: cơm trắng, rau xào, giò, chả, nem, lạc rang... đều được chế biến từ các nguyên liệu chay như bột mì, đậu phụ, rau xanh…

Thiết nghĩ đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực giúp các sĩ tử có bữa cơm ấm lòng giữa lúc giá cả leo thang và nỗi lo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác nó cũng góp phần động viên tinh thần cho các sĩ tử trong kỳ thi căng thẳng này.

Nhà chùa luôn có tâm ý gieo duyên, hỗ trợ một phần nào đó cho các sĩ tử và phụ huynh thông qua mỗi phần cơm chay trong kỳ thi đại học. Tuy nhiên trên thực tế, bên cạnh những người hoan hỷ, thậm chí là xúc động đến rơi nước mắt khi được nhận cơm chay nhà Phật thì không ít người lại tỏ ra... băn khoăn, ngại ngùng.

Hai năm nay, tôi thường có mặt tại các địa điểm phát cơm ở Hà Nội như Học viện Bưu chính Viễn thông; Học viện báo chí & Tuyên truyền; Đại học Giao thông vận tải…nhiều sĩ tử, phụ huynh còn  “tần ngần” khi nhận hộp cơm chay từ nhà chùa. Bởi họ vẫn lo lắng, sợ cơm chay không đủ chất dinh dưỡng để thí sinh dự thi, sự thay đổi đột ngột khẩu phần ăn từ mặn sang chay sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, đến sức khỏe vì chưa quen,... Vô hình chung, người nào nhận cơm chay mà không ăn hết, bỏ dở sẽ gây ra nhiều lãng phí và làm cho tâm ý của nhà chùa không được vẹn toàn.

Nói như vậy, không có nghĩa là không có ai hoan hỷ, xúc động khi nhận cơm chay, song số lượng những người có tâm ý như vậy còn khiêm tốn, hạn chế. Phần đông, họ vẫn còn nhiều e ngại. Do đó, nhiều địa điểm phát cơm chay, tôi thấy tình nguyện phát cơm "cố gắng, cố tình" đưa cơm cho sĩ tử, phụ huynh dưới nhiều hình thức "mời chào" khác nhau để cho hết số lượng cơm mang đi phát...
 Cơm chay phát không hết, các tình nguyện viên "loay hoay" tìm cách xử lý

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu?

Như chúng ta biết, ở miền Bắc, trước đây nhiều năm do chiến tranh kéo dàu nên sinh hoạt phật sự bị gián đoạn. Đến giai đoạn phục hồi, tuy chùa có nhiều nhưng số lượng chư tăng, ni còn hạn chế, việc thuyết pháp để cho người dân hiểu đúng giáo lý đạo Phật cũng chưa được phổ biến.

Mặc dù hiện nay, tình hình đã được cải thiện, nhiều người đã đi chùa, nghe pháp nhưng hiểu biết của họ về việc ăn chay vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, sĩ tử, phụ huynh đón nhận cơm chay một cách miễn cưỡng thì cũng không khó để lý giải.

Theo Đại đức Thích Pháp Trí (chùa Từ Đàm - TT.Huế), ở miền Bắc nếu muốn phát triển TSMT bằng hình thức này cần chú trọng vào hai yếu tố: nấu thức ăn chay thật ngon và trình bày món ăn cho đẹp. Vật dụng đựng đồ ăn cũng phải sạch sẽ, tươm tất. Như vậy, khi mới nhìn vào thì thí sinh và người thân của họ sẽ giảm bớt cảm giác bị “khớp” không muốn ăn. Trong điều kiện tốt hơn, nên tổ chức ăn tập trung ở những ngôi chùa gần các hội đồng thi.

TSMT dưới hình thức cho ăn ở miễn phí tại chùa?

Hình thức này có thể tạm gọi là “tiếp sức nội trú”. Tức là nhà chùa cho sĩ tử, người nhà ăn, ở luôn tại chùa. Như vậy, ngoài việc ăn chay, họ còn được nghỉ ngơi, trò chuyện. Qua đó có cơ hội hiểu thêm về ăn chay như thế nào. Bên cạnh đó, với không gian thoáng mát, yên tĩnh và tâm linh sẽ giúp tâm lý của họ được "an ổn" hơn rất nhiều.
Mùa thi Đại học năm 2013, chùa Bằng A cho hơn một trăm sĩ tử, người nhà ở miễn phí

Và việc ăn ở miễn phí tại chùa sẽ giúp họ bớt đi được một khoản chi phí lớn. Theo tìm hiểu của tôi, nếu phải thuê nhà trọ và ăn uống bên ngoài, mỗi một thí sinh hoặc người nhà tối thiểu sẽ mất vài trăm nghìn đồng trong một ngày. Như vậy, với những nhà có điều kiện kinh tế thì không sao nhưng những người ở tỉnh lẻ, vùng nông thôn, đưa con lên Hà Nội thi thì đó là một khoảng tiền không hề nhỏ. Có nhiều phụ huynh tâm sự, trước khi đi lên Hà Nội, họ đã phải bán mấy tạ thóc, mấy con lợn...mới đủ tiền đưa con đi thi.

Trên thực tế, năm nay nhiều chùa cho sĩ tử, phụ huynh ở trọ trong chùa, việc này đã nhận được sự đồng thuận lớn của cộng đồng nói chung và của sĩ tử, phụ huynh nói riêng. Nhiều người cho rằng, ở chùa còn sướng hơn ở nhà trọ. Bởi ở đấy chẳng thiếu cái gì, ăn uống thoải mái, khu ở rộng rãi, vệ sinh tắm giặt thuận tiện. Nếu phải thuê ở ngoài, chắc chắn họ sẽ gặp nhiều khó khăn lắm, không có tiền để lo chu đáo cho các sĩ tử.

Như vậy, theo thiển ý của tôi, việc nhà chùa TSMT là một hoạt động rất ý nghĩa dù dưới hình thức nào. Tuy nhiên, để tránh sự lãng phí không cần thiết, tôi nghĩ chùa nào tổ chức chương trình này cần phải nhìn nhận vào thực tế để lựa chọn cho mình một hình thức tiếp sức sao cho phù hợp, vừa thực tế, vừa hiệu quả. Chứ đừng nên theo phong trào, không tính toán chu đáo để rồi dẫn đến việc tâm ý thiện lành của mình không còn được nguyên vẹn.

Thị Giả

TIN, BÀI LIÊN QUAN



CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm