Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/01/2013, 12:18 PM

Nhà văn Hồ Anh Thái và loạt truyện viết về nhân sinh quan Phật giáo

Ngoài sự nắm bắt nhanh nhạy những vấn đề cuộc sống, nhân sinh quan Phật giáo là yếu tố quan trọng tạo nên tư tưởng văn chương của Hồ Anh Thái

Năm 1988 Hồ Anh Thái sang nghiên cứu và làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và anh sống tại đất nước này sáu năm. Trong khoảng thời gian này anh đã chịu ơn 2 học giả về Phật học. Nhờ sự khích lệ bền bỉ cũng như kiến thức nhận được từ những cuộc đàm đạo với các Thầy mà anh đã viết cuốn tài liệu về văn hóa Ấn Độ, “Namaskar! Xin chào Ấn Độ!” tác giả nhằm xây dựng hình tượng một Đức Phật lịch sử, không phải là một nhân vật huyền thoại. Đây là một bước quan trọng trên đường đời nhà văn. Ấn Độ là xứ sở của những tư tưởng rất minh triết và hết sức siêu hình, là quê hương của những trí tuệ hiền minh bậc nhất của nhân loại từ cổ đại đến cận – hiện đại như Phật Thích Ca, M.Gandhi, R.Tagore.

Đây là cái nôi sinh ra nhiều truyền thuyết và những pho sử thi vĩ đại, là quê hương của nền văn hóa Phật giáo với những bộ kinh vừa sâu sắc vừa huyền bí và đầy mê hoặc. Hồ Anh Thái đến đây vào thời kỳ cao trào của cuộc hội nhập thế kỷ giữa nền văn hóa Tây phương và nền văn hóa cổ truyền của xứ sở. Anh ngưỡng mộ nền văn minh Ấn Độ vĩ đại nhưng anh cũng ngỡ ngàng trước những tấm sari và nhiều con người đói rách trên xứ sở này, lập tức anh có một tình yêu lớn dành cho Ấn Độ với tất cả sự phức tạp có trong nó.

Bởi vậy, anh muốn khám phá nó. Anh dành thời gian đi tới rất nhiều vùng quê trên đất nước này, tới những đền chùa danh tiếng, rong ruổi hầu khắp miền Bắc và Trung Ấn, những nơi thuộc Vương quốc Phật cổ đại. Đây là cuộc khám phá văn hóa Ấn Độ trong đời sống Ấn Độ, khám phá kiến trúc của tôn giáo này cùng những kinh điển Phật học

Với tình yêu lớn dành cho Ấn Độ, anh bắt đầu viết và tác phẩm đầu tiên là những truyện ngắn. Và, những truyện ngắn đó, còn một thời gian không ngắn nữa mới thành sách in ở Việt Nam, đã lần lượt được bạn đọc nhiều nước rất hoan nghênh trên báo chí Anh ngữ tại Ấn Độ và qua bản dịch ở Pháp, ở Mỹ. Đặc biệt tại Ấn Độ, như K.Pandey, tiến sĩ văn học người Ấn, đã coi đó là “những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm trúng huyệt tính cách Ấn Độ”, khiến họ đã “nhìn thấy đúng cái bóng đang quẩn dưới chân mình”.

Loạt truyện ngắn viết về Ấn Độ, sau này có một tuyển tập xuất bản tại Việt Nam, đã thật sự chiếm lĩnh tâm hồn bạn đọc trong nước, đó là tập “Tiếng thở dài qua rừng kim tước”. Qua từng truyện, những chân dung Ấn Độ hiện lên đậm nét và có gì thật gần gũi đối với bạn đọc Việt Nam. Có lẽ Hồ Anh Thái là một tâm hồn Việt Nam, và có lẽ Ấn Độ cũng là một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, đang cố gắng thoát ra khỏi lạc hậu đói nghèo. Có điều những di chứng về xã hội ở Ấn Độ nặng nề hơn, và tài năng khắc họa chân dung của nhà văn đã đến độ sâu sắc, nên tính điển hình của nó đạt đến tầm phổ quát, người đọc nhiều nước đều có thể thấy trong truyện những vấn đề nhân bản mà họ đang quan tâm.

Đến truyện “Tiếng thở dài qua rừng kim tước”, là sự cảm nhận sâu sắc và cảm giác kinh hoàng của nhà văn trước hậu quả của tập tục hồi môn. Nilam mười sáu tuổi với vẻ đẹp sáng bừng khiến đám trai làng ngả nghiêng. Nhưng sau một đám cưới nhiều đắng cay, cô sinh con gái, nên bị nhà chồng ruồng bỏ. Đời sa vào bước đường cùng, cô sống cô đơn trong túp lều nơi chân đồi. Lần đầu tiên cô nhận sự gửi gắm của một người sinh con gái bởi sự van nài khẩn cầu của mẹ đứa bé. Nilam không quên ươm trên mồ đứa bé một hạt kim tước. Sinh một bé gái, cả đời cha mẹ sẽ phải gồng mình lo của hồi môn cho con mà chưa chắc đã đủ. Nên không ai muốn có bé gái. Và người ta lại phải nhờ đến Nilam. Thời gian dần trôi “Cả một quả đồi phủ đầy kim tước, mỗi cây là một trinh nữ được đưa về trời từ lúc lọt lòng mẹ”. Nilam làm công việc đó trong nỗi đau thương đến mức như một người vô hồn. Trong khi đó “Từng cây kim tước cao lớn rũ hết lá xanh chỉ còn giữ lại vòm hoa vàng buông xõa thướt tha như mái tóc vàng của đám con gái tuổi mười bảy”.

Có thể nói mỗi tác phẩm viết về Ấn Độ là một tình yêu của Hồ Anh Thái đối với xứ sở này, và “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” là một tình yêu đau đớn. Đến bây giờ, nhìn nhận hiện tượng Hồ Anh Thái, chúng tôi cho rằng duyên may đã đưa anh đến với Ấn Độ cùng Phật giáo và cơ duyên này khiến tài năng của anh đạt tới một tầm mức mới. Bởi ngoài sự nắm bắt nhanh nhạy những vấn đề cuộc sống, nhân sinh quan Phật giáo là yếu tố quan trọng tạo nên tư tưởng văn chương của Hồ Anh Thái.


Nguyễn Xuân Hà Sinh viên lớp TH Ngữ văn C_K32, Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Quy Nhơn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm