Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/05/2015, 16:50 PM

Nhân rộng ý tưởng rước Phật của PG Tp.HCM trong tổ chức lễ Phật đản

Mới đây, thông tin trên truyền thông cho biết một hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản mới sẽ được triển khai trong Đại lễ Phật đản năm nay. Đó là một cuộc rước Phật đi bộ cự ly ngắn từ Tổ đình Ấn Quang đến Việt Nam Quốc Tự. 

Nhân việc dự kiến tổ chức sự kiện này ở Tp.HCM thêm vào những hình thức lễ đã có ở khắp các địa phương trên toàn quốc như lễ đài, xe thuyền rước Phật, văn nghệ, hoa đăng trên sông… chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Chơn Không, một vị tôn đức có nhiều hoạt động trên lãnh vực hướng dẫn phật tử.

Cư sĩ Minh Thạnh: Kính bách Hòa thượng, theo Hòa thượng vì sao Phật giáo Tp.HCM tổ chức thêm hình thức rước Phật đi bộ ở cự ly ngắn từ chùa Ấn Quang đến Việt Nam Quốc Tự. Tổ chức rước Phật như thế có lợi ích gì?

Hòa thượng Thích Chơn Không: Để bày tỏ sự kính ngưỡng đối với đức Phật, để bày tỏ niềm vui trong ngày Phật đản. Phật giáo chúng ta không bao giờ hài lòng với những hình thức nghi lễ đã có, mà tìm kiếm những hình thức mới trang nghiêm, hoan hỷ, huy động nhiều người tham gia để cúng dường lên đức Phật nhân Đại lễ Phật đản.

Rước tượng trưng (hình ảnh, hình tượng, bài vị…) những vị được kính ngưỡng với nhiều phương tiện kể cả đi bộ đã là một nghi lễ phổ biến đối với các tôn giáo và được tổ chức với mật độ rất cao trên thế giới.

Rước Phật đi bộ cự ly ngắn cũng đã là nghi thức Đại lễ Phật đản mà Phật giáo chúng ta đã tổ chức ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Có thể nói lớn nhất là cuộc lễ rước Phật ở Huế từ chùa Diệu Đế, băng qua sông Hương, đến chùa Từ Đàm, là nơi đặt lễ đài trung tâm.

Tại Hà Nội, nhiều ngôi chùa cũng đã tổ chức Đại lễ Phật đản, hình thức rước Phật tương tự, rất long trọng, thiêng liêng, làm dâng cao lòng tôn kính Phật trong những người tham dự.
 
Nay Phật giáo Tp.HCM dự kiến triển khai rước Phật từ chùa Ấn Quang đến Việt Nam Quốc Tự là việc làm vừa thừa kế truyền thống, vừa sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh địa phương, với địa điểm mới tổ chức Đại lễ Phật đản ở Việt Nam Quốc Tự, ngôi chùa trung tâm của thành phố.

Một cuộc rước Phật đi bộ trong Đại lễ Phật đản như thế không chỉ mang đến hình thức tổ chức mới lạ, trọng thể mà còn là cơ hội để số đông thanh niên phật tử cùng tham dự. Lợi ích của việc triển khai hình thức mới của Đại lễ Phật đản này tại Tp.HCM là vô cùng lớn lao.

Cư sĩ Minh Thạnh: Kính bạch Hòa thượng, tổ chức một hình thức nghi lễ trong Đại lễ Phật đản tại Tp.HCM như thế có khó khăn gì không?

Hòa thượng Thích Chơn Không: Nói mới, thì chỉ mới với Tp.HCM, Giáo hội ta đã nhiều lần tổ chức rước xá lợi Phật trong những dịp Đại hội từ chùa Quán Sứ đến Cung Hữu nghị, tuyệt đối trang nghiêm, thành kính.

Trong các cuộc rước Phật như thế, chi phí lễ cũng sẽ rất thấp, không tạo thành gánh nặng tài chính cho phía Phật giáo.

Cư sĩ Minh Thạnh: Kính bạch Hòa thượng, còn về giờ rước?

Hòa thượng Thích Chơn Không: Giờ rước thì tùy theo quan điểm của ban tổ chức. Nhưng có lẽ, rước vào giờ sớm quá trong ngày sẽ hạn chế phật tử tham dự và chiêm bái từ 2 bên đường.

Theo thầy, có thể rước từ đêm trước ngày mùng 8 tháng 4 (tức đêm mùng 7 khoảng 19g), để ngày hôm sau tổ chức tắm Phật khai mạc Tuần lễ Phật đản.

Cư sĩ Minh Thạnh: Kính bạch Hòa thượng, nghi lễ rước Phật đơn giản, tiết kiệm mà trang nghiêm như thế thì nên chăng, nên nhân rộng hoạt động nhiều ý nghĩa này đến các địa phương.

Hòa thượng Thích Chơn Không: Nhân rộng các hoạt động lợi ích là điều nên khuyến khích. Vì vậy, theo thầy, Phật giáo Tp.HCM có thể cho các quận huyện, và cả các chùa cùng triển khai với các địa điểm thích hợp, lấy các chùa lớn, chùa đặt lễ đài quận huyện, tượng đài lộ thiên làm điểm trung tâm. Có thể rước Phật luân phiên từ chùa này đến chùa kia và ngược lại.

Thí dụ, ở Quận 3 có thể tổ chức rước Phật từ một chùa ở gần về tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức.

Ngay cả những chùa vị trí cách biệt, cũng có thể rước Phật đi bộ nhiều vòng xung quanh các đường phố bao bọc.

Tuy mỗi địa phương mà có hình thức thích hợp, như đội trống (như chúng ta đã thấy rất ấn tượng ở Phật giáo Hải Phòng), múa lân, múa rồng (như ở Hà Nội) dàn nhạc cổ truyền, dàn kèn tây, cờ phướn… Giờ rước cũng nên linh động trong Tuần lễ Phật đản, cốt để huy động phật tử tham dự ở mức tối đa.

Cư sĩ Minh Thạnh: Kính bạch Hòa thượng, rước Phật trên đường phố ngoài khuôn viên chùa thì có thể phải xin phép nhiêu khê?

Hòa thượng Thích Chơn Không: Tổ chức lễ tôn giáo ngoài khuôn viên cơ sở tôn giáo thì đương nhiên phải xin phép. Nhưng đối với các địa phương, từ năm nay là học tập, noi gương, tổ chức từ Phật giáo thành phố, không phải tự ý tổ chức riêng. Vì vậy, có thể kỳ vọng sự hỗ trợ ở Phật giáo Tp.HCM trên tinh thần nhân rộng những sáng kiến, những ý tưởng, những hình mẫu có giá trị từ Phật giáo thành phố.

Việc nhân rộng ý tưởng, sáng kiến có giá trị từ Giáo hội cấp trên là một việc làm đương nhiên của một tổ chức phát triển. Nếu làm được việc nhân rộng nghi lễ có giá trị này, một hướng mới cho Phật giáo Tp.HCM sẽ được khai mở, và tất nhiên có tác động tích cực đối với Phật giáo cả nước, nhất là Phật giáo phía Nam.

Minh Thạnh (thực hiện)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm