Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/10/2016, 10:29 AM

Nhật Bản: Hòa thượng Ekai Kawaguchi - nhà nghiên cứu Tây Tạng

Lão Hòa thượng Ekai Kawaguchi tục danh là Sadajiro, sinh ngày 26/02/1866 tại thành phố Sakai, Nhật Bản. Ngài sinh ra trong gia đình chuyên đóng thùng rượu, là con cả trong số năm anh chị em. Thuở thiếu niên, 15 tuổi xuân, Ngài chợt tỏ ngộ nguyên lý vô thường do đọc sự tích cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Duyên bồ đề trổi dậy, bát nhã sắp trổ hoa, Ngài quyết chí ly trần thoát tục và thế phát xuất gia. 

Hơn một thế kỷ qua, lão Hòa thượng Nhật Bản, Ekai Kawaguchi (日本僧人河口慧海, 26/02/1866 - 24/02/1945) đã cải trang như một người Trung Quốc để xâm nhập vào Tây Tạng trong thời kỳ lãnh thổ Phật giáo Mật tông này bị cô lập, với mục đích để truy nguyên các văn bản Phật giáo Tây Tạng, sau đó Ngài bị lộ tung tích và phải bỏ trốn.
Lão Hòa thượng Nhật Bản, Ekai Kawaguchi, đã thâm nhập và trốn thoát khỏi Tây Tạng trong thời kì bị cô lập của vùng đất này nhằm tìm kiếm những kinh điển gốc của Phật giáo.
Quyển nhật ký mô tả lão Hòa thượng Ekai Kawaguchi khẩn cấp bỏ trốn khỏi Tây Tạng, Chính quyền thành phố Sakai vừa mới công bố việc tìm thấy quyển nhật ký này, đến thời điểm bấy giờ đã phát hiện được 3 tập.

Ba tập nhật ký ghi chép hằng ngày và một quyển từ điển mà lão Hòa thượng Ekai Kawaguchi thường sử dụng sẽ được trưng bày tại cuộc triển lãm mang tên "Ekai và Sakai", diễn ra từ ngày 26/10/2016 đến 04/12/2016, tại Bảo tàng thành phố Sakai và một số địa điểm khác.

Tiến sĩ Naoji Okuyama, Giáo sư Đại học Koyasan (Koyasan University) cho biết: “Câu chuyện về hành trình trốn thoát khỏi Tây Tạng của lão Hòa thượng Ekai Kawaguchi, thông qua các trạm kiểm tra nghiêm ngặt, đã được ghi chép trong quyển sách du hành của Ngài, quyển sách được đảm bảo bằng nhật ký của lão Hòa thượng Ekai Kawaguchi.

Tiến sĩ Naoji Okuyama là tác giả quyển sách "Hyoden Kawaguchi Ekai" (Hồi ký bình phẩm của lão Hòa thượng Ekai Kawaguchi), là người chuyên nghiên cứu lịch sử văn hóa Phật giáo Tây Tạng.

“Những tập nhật ký là những tài liệu quý giá cho thấy sự dũng cảm, khả năng hành động phi thường của lão Hòa thượng Ekai Kawaguchi”.
Tập nhật ký mô tả cuộc bỏ trốn khẩn cấp của lão Hòa thượng Ekai Kawaguchi tìm thấy ở nhà cháu gái 90 tuổi của Ngài tại Setagaya, Tokyo. (Ảnh: Junji Murakami)
Hóa trang là một bác sĩ sang Ấn Độ để thu thập các loại dược liệu, lão Hòa thượng Ekai Kawaguchi đã mạo hiểm để vượt qua năm trạm kiểm soát vào năm 1902.

Ngài đã ghi vào trong nhật ký của mình cách mà bản thân Ngài đã hóa trang trước khi vượt qua các rào cản kiểm soát, Ngài viết rằng: “Làm thế nào mà mọi người cho rằng đây là một người đi du lịch công khai? Ngày 08/06/1902”.

Lão Hòa thượng Ekai Kawaguchi tục danh là Sadajiro, sinh ngày 26/02/1866 tại thành phố Sakai, Nhật Bản. Ngài sinh ra trong gia đình chuyên đóng thùng rượu, là con cả trong số năm anh chị em. Thuở thiếu niên, 15 tuổi xuân, Ngài chợt tỏ ngộ nguyên lý vô thường do đọc sự tích cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Duyên bồ đề trổi dậy, bát nhã sắp trổ hoa, Ngài quyết chí ly trần thoát tục và thế phát xuất gia. 
Con tem bưu chính kỷ niệm lão Hòa thượng Nhật Bản, Ekai Kawaguchi được Chính phủ Nepal ban hành vào năm 2003
Ngoài 20 tuổi, Ngài thụ tam đàn cụ túc giới và được ban pháp hiệu là Ekai Jinko có nghĩa là “Phúc đức và Trí tuệ”. Sau đó, Ngài đã trở thành vị trụ trì một ngôi tự viện Phật giáo ở Tokyo, nhưng Ngài đã từ chức để dành thời gian nghiên cứu tu học.
 
Năm 1891, Ngài sống ẩn dật tại ba năm tại ngôi Ngũ Bách La Hán Tự (五百羅漢寺), để nghiên cứu học Hoa ngữ và đọc Đại tạng kinh tiếng Trung, học tiếng Pali và chuyên tu Thiền định.

Năm 1897, Ngài sang Ấn Độ và học tiếng Tây Tạng trước khi đến Nepal và hóa trang thành một nhà sư Trung Quốc.

Năm 1900, sau khi băng qua dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn), Ngài phải vượt xuyên qua Nepal và Bhutan, cuối cùng Ngài đã đặt chân đến vùng đất Mật tông Phật giáo Tây Tạng đã đóng cửa biên giới và không cho phép người nước ngoài nhập cư vào thời điểm đó theo chính sách cô lập của vùng đất này. Ngài cũng đã đến thủ đô  Lhāsà, Tây Tạng vào mùa xuân năm 1901 và Ngài trở về Nhật Bản vào tháng 05/1903.

Sau khi trở về Nhật Bản, Ngài đã ghi lại tình trạng ở Tây Tạng bằng cách viết lại những trải nghiệm và quan sát của bản thân. 

Tháng 10 năm 1904, Ngài sang Ấn Độ và Nepal để nghiên cứu tiếp Phạn và sưu tập kiến thức kinh điển để ghi chép, sau khi đã trải qua bốn năm trước khi đạt mục đích, Ngài hóa trang vị tăng sĩ Phật giáo Trung Quốc để đến phía Tây của Tây Tạng, để đảnh lễ và thụ giáo với đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 (Thubten Gyatso, 1876- 1933).

Năm 1904, Ngài đã xuất bản quyển “Tibet Ryokoki”, quyển sách được xem là khởi đầu cho thể loại sách du hành ở Nhật Bản. Sau đó quyển “Tibet Ryokoki” đã được dịch sang Anh ngữ mang tên “Three Years in Tibet” (tạm dịch: “Tam niên tại Tây Tạng”).

Trong ba tập nhật ký bao quát hành trình của lão Hòa thượng Ekai Kawaguchi ở Tây Tạng, hai tập viết năm 1901 đã được phát hiện vào những năm 2004-2005.

Tập nhật ký thứ ba được phát hiện tại nhà người cháu gái 90 tuổi của Ngài ở Setagaya, Tokyo hồi tháng 8 năm nay. Tập nhật ký 17 trang, viết từ ngày 01/01 đến 17/08/1902 trên khổ giấy B4 và B5, sử dụng bút mực, có thể là bút mài tre hoặc gỗ và “Sumi”, một loại mực rắn pha với nước của Trung Quốc. Chữ viết được sử dụng chủ yếu là Kanji và Katakana.

Trong nhật Ký của mình, Ngài đã miêu tả quá trình thoát khỏi thủ đô Lhasa, Tây Tạng. Chuyến du hành ngoạn mục đầy mạo hiểm khoảng 400km đến thành phố Darjeeling, bang Tây Bengal, Ấn Độ của Ngài cũng được ghi chép lại.
Trong chuyến viếng thăm Tây Tạng, lão Hòa thượngb Ekai Kawaguchib đến Tu viện Tashi Lhunpo, nơi Ngài đảnh lễ và thụ giáo với đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 (Thubten Gyatso, 1876 - 1933)
Lão Hòa thượng Nhật Bản, Ekai Kawaguchi đầu tiên bước vào vùng đất Mật tông Phật giáo Tây Tạng, cũng đã trải qua cuộc sống của mình tại thủ đô Lhasa, điều không được Ngài nhắc đến nhiều trong tập sách du hành của mình. Tập sách có đoạn: “Mỗi ngày, tôi đến chùa Meru và nghe thuyết pháp. Ngày 18/03”. “Tôi đọc một quyển sách về lịch sử Phật giáo Tây Tạng. Ngày 30/03”.

Các tập nhật ký cho thấy Ngài là người chăm chỉ như thế nào. Lão Hòa thượng Nhật Bản, Ekai Kawaguchi được xem là người tiên phong trong nghiên cứu Tây Tạng ở Nhật Bản, cũng được trọng thể hoan nghênh như một nhà dân tộc học, một nhà thám hiểm.

Vân Tuyền (Nguồn: Tsem Rinpoche)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm