Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 25/01/2016, 16:09 PM

Nhật Bản: Thảo luận về biểu tượng cho các ngôi tự viện Phật giáo

Một đề xuất của Nhật Bản bỏ không dùng biểu tượng chữ 'Vạn' (Swastika), được dùng để xác định các ngôi tự viện Phật giáo trên bản đồ du lịch, đã gây tranh cãi.

Cơ quan chính thức của Nhật Bản chuyên phụ trách việc thiết kế bản đồ nói người nước ngoài có thể nhầm lẫn nó với biểu tượng 'chữ thập ngoặc' của Phát xít Đức, và tự viện Phật giáo nên được thể hiện bằng hình vẽ ngôi chùa ba tầng.

Những hình chữ Vạn có thể bị xóa khỏi bản đồ Nhật Bản sau khi một cuộc điều tra cho thấy hầu hết khách du lịch hiểu nhầm với biểu tượng của... phát xít Đức thay vì những ngôi chùa Phật giáo.
 
 
Theo Reuters, Nhật Bản chuẩn bị bỏ sử dụng hình chữ Vạn và các ký hiệu dễ gây nhầm lẫn khác trên bản đồ dành cho khách du lịch nước ngoài sau khi gặp phải những phàn nàn cho rằng các biểu tượng này gây phản cảm và khó hiểu.

Mặc dù nguồn gốc chữ Vạn (Swastika) xuất phát từ tiếng Phạn cổ và gắn kết hàng thế kỷ với Phật giáo Nhật Bản, GSI (Cơ quan Không gian Địa lý Nhật Bản) phát hiện rằng nhiều du khách nước ngoài vẫn liên tưởng chữ Vạn với chế độ Phát xít Đức.
 
 
Ở Nhật, chữ Vạn được gọi là manji. Ký hiệu này trên bản đồ thực tế hơi khác so với biểu tượng của Đức Quốc Xã, bốn chân của hình chữ Vạn này xoay ngược chiều kim đồng hồ, còn ký hiệu được Đức quốc xã sử dụng thì quay ngược lại, được vẽ xiên một góc 45 độ.

Quyết định thay thế chữ Vạn được đưa ra sau khi GSI thăm dò ý kiến của hơn 1.000 người đến từ 92 quốc gia, các nhân viên sứ quán, sinh viên ngoại quốc về 18 ký hiệu thường được sử dụng trên bản đồ.

Nhưng đề nghị này đã gây khó chịu ở một vài nơi, với một kêu gọi tìm hiểu về Nhật Bản đối với khách du lịch nhằm được thông tin tốt hơn về lịch sử của các quốc gia mà họ đến thăm.

Makoto Watanabe, một chuyên gia thông tin liên lạc tại Đại học Hokkaido Bunkyo, nói: "Chúng tôi đã sử dụng biểu tượng này trong hàng ngàn năm trước khi nó được đưa vào lá cờ của Đức Quốc Xã, vì vậy tôi tin rằng sẽ tốt hơn khi chúng ta giữ nó trên bản đồ và yêu cầu người khác hiểu được ý nghĩa thực sự của nó".

Makoto Watanabe nói thêm, khi đề cập đến thuật ngữ tiếng Nhật của biểu tượng: “Tôi nghĩ rằng nó sẽ mang lại một mục đích tốt nếu người nước ngoài nhìn thấy biểu tượng, hỏi xem nó có ý nghĩa gì và có nguồn gốc từ đâu.

Điều đó có thể giúp loại bỏ một số những ấn tượng tiêu cực liên quan đến manji”. 
 
Cho đến ngày nay, nó vẫn tiếp tục được sử dụng bởi những kẻ cực đoan để biểu thị thiên hướng chính trị của họ.

GSI đưa ra những gợi ý này sau khi nói chuyện với các chuyên gia và khảo sát hơn 1.000 người, bao gồm cả khách du lịch, các quan chức đại sứ quán và sinh viên nước ngoài.

Họ tiến hành tham vấn công chúng trước khi đưa ra quyết định chính thức, nhưng một số người dân Nhật Bản không hài lòng.

Nhiều người nói biểu tượng cổ xưa bằng tiếng Phạn - được đưa vào tiếng Nhật và được phát âm là Manji – vốn từ lâu đã gắn liền với Phật giáo và văn hóa Nhật Bản, và rằng du khách cần biết điều đó.

Thích Vân Phong (Nguồn: Japantoday)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm