Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 22/06/2016, 17:18 PM

Nhật Bản: Tượng Phật cổ được sao chép qua kỹ thuật In 3 chiều

Phật giáo là một tôn giáo ảnh hưởng lớn nhất ở Nhật Bản, Phật giáo khác biệt rất nhiều so với các tôn giáo ở phương Tây. Phật giáo không thờ thượng đế, chỉ tôn thờ như bậc Đại giác, bậc Thầy tiêu biểu cho Đại hùng, Đại lực, Đại Từ bi, Đại Trí tuệ, người sáng lập Phật giáo cõi này là Phật Thích Ca Mâu Ni, thường được mọi người tôn kính xưng là “Đức Phật”, hình tướng của đức Phật qua tranh vẽ, hội họa, điêu khắc để tôn thờ trong các cơ sở Tự viện Phật giáo. Đặc biệt là những pho tượng cổ rất có giá trị, bởi sự quý báu của cổ vật cho nên dễ bị kẻ gian đánh cắp.

 
Kể từ năm 2007 đến 2009, có khoảng 105 bản báo cáo các pho tượng Phật cổ ở Nhật Bản bị đánh cắp, đa số xảy ra ở các vùng dân cư thưa thớt. Do sự cố rủi ro này khiến nhiều nhóm khác nhau ở Nhật Bản, họ bắt đầu dùng kỹ thuật in 3 chiều, để sao chép từ các pho tượng Phật giáo nguyên thủy của họ.

Công nghệ này giúp gìn giữ và bảo tồn cổ vật quý giá của quốc gia. Ví dụ, một nhóm học sinh từ trường Trung học Kỹ thuật quận Wakayama, họ đã dùng máy scan (scanner) 3 chiều để tạo ra bản sao-chép từ pho tượng nguyên-thủy Aizen Myoo, có chiều cao là 51 cm.

Điều này đã cho phép họ dời pho tượng nguyên thủy cất đi vào một nơi an toàn, trong khi pho tượng sao chép bằng nhựa, được đặt vào vị trí nguyên thủy trong ngôi Già lam Cổ tự. Phải mất thời gian 6 tháng để hoàn thành quá trình quét 3D của pho tượng, xây dựng mô hình trực tuyến, và hoàn thành bảo sao ảo trước khi in. 
 
Nhờ làm điều này những cơ sở Tự viện Phật giáo không còn lo sợ là pho tượng bị đánh cắp, bởi vì pho tượng nguyên thủy hiện đang được cất giữ ở một nơi rất an toàn. Đồng thời, viện bảo tàng cũng có một pho tượng sao chép bằng kỹ thuật in 3 chiều, được triển lãm để người khiếm thị có thể xúc chạm, và cảm nhận được pho tượng này. Trước đây, điều này không thể xảy ra được, bởi vì pho tượng nguyên thủy được bảo vệ trong lồng kính, có nghĩa là không ai có thể dùng tay xúc chạm vào pho tượng này được.

Các học sinh của trường Trung học Kỹ thuật Wakayama đã khuyến khích các ngôi Tự viện Phật giáo khắp nơi trên nước Nhật, hãy làm như họ, nghĩa là nhà chùa hãy tạo ra các "bản sao chép" từ các pho tượng Phật giáo quý báu của họ. Và, có nhiều ngôi Tự viện đã bắt đầu thực hành lời khuyên này.

Có một pho tượng Phật A Di Đà đứng cao 90cm, pho tượng tôn trí thờ tại một Tự viện Phật giáo lâu đời ở thành phố Jiangjin (Giang Tân), ở quận Shimane, Nhật Bản. Pho tượng cổ này được điêu khắc vào thời Kamakura (Thời đại Liêm Thương) (1192–1333). Vị phương trượng trụ trì ngôi Tự viện này đã lo ngại đến việc trộm cắp có thể xảy ra.

Ngài đã quyết định đưa pho tượng quý báu này đến viện bảo tàng gần đó, sau khi có thông tin về kỹ thuật in 3 chiều, Ngài đã chọn cách này để sao chép từ pho tượng nguyên thủy. Ngài phương trượng trụ trì ngôi cổ tự này chia sẻ rằng: “Thật ra chúng tôi không có cách nào khác hơn để pho tượng Phật quý giá được bảo tồn vĩnh viễn. Nhờ kỹ thuật in 3 chiều, một pho tượng phiên bản luôn luôn được tôn trí trong Tự viện, cho mọi người cảm thấy an tâm”.

Công nghệ này được phổ biến tại Trung Quốc. Để tạo thuận lợi cho việc bảo tồn và khôi phục lại các giá trị cổ vật, Chính phủ tài trợ chương trình này, in ấn 3D đã được sử dụng để tạo ra một bản sao của một bức tượng Phật 800 năm tuổi khu Đại Túc, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. 

Bức tượng cao 7,7 mét và rộng 12,5 mét, được chạm khắc trong triều đại Nam Tống (1127-1279). Đây là một kiệt tác trong số hàng ngàn tác phẩm chạm khắc đá riêng lẻ trong các hang động tại Đại Túc. Các tác phẩm chạm khắc có niên đại sớm nhất là vào thời nhà Đường (618-907). Các di vật đó đã được liệt kê vào Di sản Thế giới quan trọng của UNESCO vào năm 1999.

Cơ quan di sản sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng của bức tượng và có biện pháp kịp thời để ngăn chặn thiệt hại và truyền tải vẻ đẹp của cổ vật đến 800 năm sau, ông Tong Mingkang, phó trưởng Cục Quản lý Nhà nước về Di sản Văn hóa, tại một buổi lễ đánh dấu việc hoàn thành việc trùng tu nói.

Phó Giám đốc Dự án Bảo vệ di tích Văn hóa Đại Túc, Chen Huili cung cấp “tài liệu khoa học tham khảo việc khôi phục các bức tượng nguyên thủy”, và người đầu tiên sử dụng công nghệ này trong một dự án phục hồi di tích Văn hóa tại Trung Quốc (3ders.org). 

Vân Tuyền (nguồn: Buddhismwithoutboundaries)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Xem thêm