Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/01/2018, 16:00 PM

Nhật Bản: Văn hóa nghệ thuật PG tác động đến nghệ nhân Kaihō Yūshō

Văn hóa nghệ thuật Phật giáo đã tác động đến với Nghệ nhân Kaihō Yūshō (1533-1615) rất rõ nét, giống như niềm tự tin và đức tự chủ trong suốt cuộc đời của ông.

Nghệ nhân Kaihō Yūshō không phải là người duy nhất chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa nghệ thuật Phật giáo trong sự nghiệp của mình. Bởi các nghệ sĩ Nhật Bản khác cũng cảm nhận thấy niềm đam mê và ảnh hưởng như vậy. Trước kia, Nghệ nhân Kaihō Yūshō từng là vị tăng sĩ Phật giáo, đã từng sống trong một ngôi cổ tự nổi tiếng ở Kyoto. Trong cuộc đời của ông, luôn có sự cân bằng giữa giá trị nghệ thuật và tín ngưỡng Phật giáo thời trung cổ.
 
Trong thời gian sống tại ngôi già lam cổ tự Tōfuku-ji (東福寺), Nghệ nhân Kaihō Yūshō đã có được vốn kiến thức sâu rộng từ Chư tôn thiền đức Phật giáo nổi tiếng tại Kyoto. Do đó, Nghệ nhân Kaihō Yūshō đã học và thông thạo về triết học của Thiền, về nền văn hóa, tầm quan trọng của nghệ thuật Trung Hoa và ở các khu vực quan trọng khác, làm phong phú thêm giai đoạn lịch sử Nhật Bản này.
 
Trớ trêu thay, Nghệ nhân Kaihō Yūshō lại sinh ra trong một gia đình nổi tiếng bởi sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, bản chất nguyên sơ của Phật giáo Koyasan, Kyoto, Nara và  các khu vực nổi tiếng khác của Nhật Bản vẫn ảnh hưởng lớn đến Nghệ nhân Kaihō Yūshō. Do đó, Tự viện Phật giáo tự nhiên tạo được sự thu hút tới Nghệ nhân Kaihō Yūshō, mỗi khi ông bước vào các vùng lân cận của Kyoto.
 
 
Mặc dù Nghệ nhân Kaihō Yūshō học nghệ thuật với các nghệ sĩ Kanon nhưng ông luôn giữ được sự độc lập trong suy nghĩ. Nghệ nhân Kaihō Yūshō thành lập một trường hội họa riêng của mình, được hỗ trợ bởi những nhà bảo trợ có uy tín. Đây là minh chứng xác thực cho tài năng của ông. Những khách hàng quen có trình độ chuyên môn bao gồm Toyotomi Hideyoshi (1537-1598), một Daimyo của thời kỳ Sengoku, người đã thống nhất Nhật Bản và Thiên hoàng Go-Yōzei (Tại vị 1586-1611).

Điều đáng ngạc nhiên là sự duyên dáng trong nghệ thuật của Nghệ nhân Kaihō Yūshō được đánh giá cao ở Nhật Bản hiện đại. Điều này đặc biệt áp dụng cho thế giới văn hóa tầm cao, nơi ông đã say mê văn hóa nghệ thuật suốt cuộc đời. Có thể nhận thấy một điều vô cùng đặc biệt ở người nghệ nhân này, đó là sức mạnh Phật giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của ông.
 
Đầu tiên, Nghệ nhân Kaihō Yūshō vẽ hoa văn cho tác phẩm của mình sau họa sĩ triều đại nhà Tống Trung Quốc Lương Khải (梁楷) (1210-1140), chỉ vẽ những bức tranh đơn sắc, sử dụng một “Gempitsu”, dựa nhiều vào mực hơn nét sắc nét. Sau đó, ông làm việc với nhiều màu sắc phong phú và lá vàng. Về mặt nghệ thuật, có thể nói ông đứng ở vị trí ngang hàng với Hasegawa Tōhaku (長谷川 等伯) (1539-1610), một họa sĩ người Nhật, người sáng lập trường phái Hasegawa và Kanō Eitoku (狩野永徳) (1543-1590), một trong những bậc thầy nổi bật nhất của phái Trường sơn Kanō của hội họa Nhật Bản. Nghệ nhân Kaihō Yūshō đã đặt tên “Kaihō” theo phong cách vẽ mà ông và những người theo ông đã luyện tập.
 
Như những gì được trưng bày trong Triển lãm Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan năm 1975, hầu hết các tác phẩm nghệ thuật còn được lưu giữ của họa sĩ, đều là những bức tranh mực in ước tính xuất hiện vào những năm cuối thập kỷ 60 của ông tại ngôi già lam cổ tự Tōfuku-ji (東福寺) ở Kyoto.
 
Nghệ nhân Kaihō Yūshō (海北友松) (1533-1615); tên thật: Kaiho Shōeki (tên khác Josetsusai, Yūkeisai, Yūtoku), là vị tăng sĩ Phật giáo, họa sĩ người Nhật thời Azuchi-Momoyama. Sinh quán tại tỉnh Ōmi, con thứ 5 của Kaihō Tsunachika, người đã từng là một chư hầu của Azai Nagamasa (淺井長政) (1545-1573) .

Thuở nhỏ ông đã từng là một chú tiểu ở ngôi già lam cổ tự Tōfuku-ji (東福寺) và sau đó trở thành vị tăng sĩ Phật giáo. Ông đã phục vụ dưới quyền vị trụ trì và liên kết với các vị thiền sư hàng đầu của Kyōto. Ông say mê vẽ tranh và trở thành học trò của Kanō Motonobu (狩野元信) (1476-1559), một họa sĩ người Nhật, thuộc trường phái Trường sơn Kanō. 

Sau đó, Nghệ nhân Kaihō Yūshō làm việc tại Jurakurai, dưới sự bảo trợ của Toyotomi Hideyoshi và Thiên hoàng Go-Yōzei. 

Vân Tuyền (Nguồn: Thời báo Kyoto hiện đại)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm