Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 12/09/2016, 13:44 PM

“Nhặt chuyện” ở đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới

2016 với chúng tôi là một năm hữu duyên, được đến những vùng đất đặc trưng, "lên rừng" với đất nước Lào, quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không có biển, "xuống biển" với Indonesia - quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới để dự lễ Phật đản PL.2560.

Mỗi ngày đi có thêm một trải nghiệm, đặc biệt là những câu chuyện liên quan đến Phật giáo. 

Trải nghiệm Phật đản ở Indonesia 

Được Đại sứ Indonesia tại Việt Nam mời dự lễ Phật đản tại đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới, chúng tôi không khỏi hồi hộp. Vì cứ nghĩ đơn giản, ở đất nước Hồi giáo với dân số 250 triệu người, chỉ có khoảng 2 triệu người theo đạo Phật thì Phật đản có lẽ cũng chỉ mang tính chất “trình diễn”. Nhưng chúng tôi đã nhầm, khi đặt chân đến đất nước bạn, có vô số điều ngạc nhiên thú vị. 
Diễu hành mừng Phật đản ở Indonesia PL.2560
Ngạc nhiên thứ nhất, ở Indonesia - ngày Phật đản là ngày Quốc lễ, điều đó chứng tỏ Indonesia là một trong những nước Hồi giáo khá cởi mở. Tôi đã tham dự 2 sự kiện Phật đản LHQ được tổ chức ở Việt Nam vào năm 2008 và năm 2014, nếu so về quy mô tổ chức Phật đản, thì lễ Phật đản PL.2560 ở Indonesia là sự kiện Phật đản lớn nhất từ trước đến nay mà tôi đã được chứng kiến. 

Ngạc nhiên thứ hai, đó là trong tất cả các bài diễn văn tại sự kiện Phật đản khi mở đầu đều có câu niệm Phật “Namo Buddha”.

Đêm văn nghệ chào mừng Phật đản, Phó Tổng thống Indonesia, Tiến sĩ Jusuf Kalla là một người theo Hồi giáo dòng Sunni, đến dự lễ Phật đản đã trang nghiêm niệm Phật và mở đầu câu niệm Phật như vậy trong bài phát biểu chào mừng Phật đản. 

Đồng thanh sau mỗi lần có câu niệm Phật, cả Hội trường gần 2000 người mà phần đa trong số đó là người Hồi giáo đều đồng loạt niệm Namo Buddha 3 lần. 

Được trực tiếp nghe, được trực tiếp thấy ở đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới trong dịp Phật đản PL.2560, điều đó khiến chúng tôi vừa ngạc nhiên, cảm động vô cùng.

“Nhặt chuyện”

Kết thúc những ngày Phật đản ở đất nước bạn, đến ngày chia tay đoàn Phật giáo các nước; nước chủ nhà đã tổ chức bữa tiệc tối chia tay đoàn, khi chia tay mỗi đoàn được tặng một món quà là một hộp các tông, lúc mở ra chúng tôi thấy gói quà có vài thứ hoa quả đặc trưng của đất nước vạn đảo. Món quà đó, nếu quy ra tiền chỉ độ khoảng chưa đến 100 ngàn đồng tiền Việt Nam nhưng chúng tôi cảm thấy rất trân quý.

Vì cách trao quà, vì tình cảm trong đó, vì những giọt nước mắt chia tay của các tình nguyện viên người Hồi giáo, người Thiên chúa giáo ở xứ sở vạn đảo.

Một sự kiện lớn mang tính chất khánh tiết, món quà rất ý nghĩa, không cầu kỳ, các bữa ăn tổ chức đơn giản, không mang tính xa hoa và phô trương, điều đó rất cần thiết vì nước bạn cũng còn nghèo.

Qua lần đó, về Hà Nội, chúng tôi còn được Ngài Đại sứ mời dự một số buổi tiệc nhân ngày Quốc khánh của nước bạn và một vài sự kiện khác, bữa tiệc nào chúng tôi cũng ấn tượng và rất kính phục sự chu đáo của Ngài Đại sứ. Các bữa tiệc đơn giản, không có bia, rượu, không có quà tặng ngoài bưu thiếp thông báo sự kiện, tinh tế hơn khi biết trong đoàn khách, có một vị sư, Ngài Đại sứ đã dặn riêng phu nhân lấy đồ ăn chay cho nhà sư và mang đến tận nơi.

Chi tiết nhỏ, nhưng hết sức tinh tế. Cảm động vô cùng!

Dự sự kiện ở nước bạn, chúng tôi lại miên man nghĩ về một số sự kiện Phật giáo ở nước mình, nhiều khi quá câu nệ chuyện tặng quà, và “định giá - giá trị của món quà” để  “đo tấm lòng”.

Có ai đó lại còn nghĩ nhận quà lớn là “phước mình to”. Nhớ lại có lần đến dự đám giỗ ở một ngôi chùa ở trung tâm Hà Nội, biết được cả tháng trước, sư trụ trì đã phải vất vả chuẩn bị, nào vé VIP, ghế ngồi VIP, phòng VIP, xe VIP…phân biệt “đẳng cấp” qua phong bì “to”, phong bì “nhỏ”, khách to "đến", khách nhỏ "về", …vân vân và vân vân. Thấy đăng đắng cổ họng. Bèn hỏi nhà sư: - Sao cụ phải vất vả như vậy!

Cụ trả lời: - Không ai bắt mình cả, nhưng thành cái lệ, chùa nọ làm vậy, mình biết làm sao?

Đem chuyện hỏi một vị Đại đức trẻ ở một ngôi chùa ngoại thành Hà Nội, Đại đức trả lời: - Không ai bắt mình, nhưng sức tu mới có thể giúp mình biết làm gì và không nên làm gì.

Lan man như vậy, vì ở đời phàm cái gì cũng phải đối chiếu so sánh mới thấy mình hay, mình dở. Chúng tôi nhiều khi còn uống rượu, bia, còn chưa giữ được ngũ giới để thực sự là một phật tử; trong khi Indonesia là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, có hàng trăm triệu người đàn ông, điều kính phục là gần như 99,9% đàn ông Indonesia không uống bia, rượu.
Bí thư thứ 2 Sứ quán Indonesia tại Việt Nam, ngoài cùng bên phải chụp ảnh chung với Đoàn Việt Nam tại Đền Borobudur
Ở đất nước các bạn như vậy, người dân Indonesia ra nước ngoài cũng vậy, Withy - Bí thư thứ hai Sứ quán Indonesia tại Hà Nội, anh đã từng đi du học ở Úc, làm việc ở Việt Nam đã 3 năm, khi chúng tôi mời giao lưu. Withy dặn trước, giao lưu thì "ok" nhưng "No beer, No wine!" (không dùng bia, dùng rượu) và cười rất tươi đầy ẩn ý. Vì anh quá hiểu, Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng bia, rượu nhiều nhất thế giới.


Ký sự "nhặt chuyện" trên mỗi nẻo đường cũng giúp chúng tôi nhặt rác vườn tâm của mình. Nể phục những người bạn, họ gần gũi với chúng tôi, dù họ mặc những bộ đồ rất đặc trưng của tôn giáo họ, của dân tộc họ nhưng qua các hành động, cư chỉ và ngôn ngữ...tất cả như chất men xúc tác, xóa nhòa sự khác biệt mọi định nghĩa về tôn giáo, dân tộc, màu da. Ở đó hiển hiện tôn giáo của tình hữu nghị. Tôn giáo đó rất đẹp. Ánh mắt, nụ cười và sự nhiệt tình của các bạn tình nguyện viên người Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Hindu...đã truyền cho chúng tôi cảm giác ấm cúng, yên bình.

Có khi chúng tôi thấy họ thân quen, ngời sáng những điều mà chúng tôi chưa có, chúng tôi còn phải học hỏi và nỗ lực rất nhiều.

Người Hồi giáo tham dự Hội thảo Phật đản ở Indonesia
Hơn lúc nào hết, "đi" để biết điểm "dừng" mà chiêm nghiệm, như lời của vị Đại đức ở ngôi chùa quê thật thấm, ngấm, và đúng quá. Thời gian qua, khi báo chí phản ánh tình trạng một vài vị sư vi phạm pháp luật, một số kẻ giả sư mặc những bộ y phục Phật giáo, họ có còn là người của đạo Phật không? Câu trả lời chắc chắn là không, vì chiếc áo không làm nên thầy tu, họ là những kẻ đang phá đạo.

Đi. Nghĩ. Lắp ghép và "nhặt chuyện" càng thấm thía lời dạy vị sư trẻ, chỉ có sức tu mới đủ nội lực để từ bỏ các cám dỗ, chỉ có sức tu mới có cái "phanh" để không tục hóa những việc làm trong đạo. Đừng nghĩ khoác lên mình cái tên gọi, khoác lên mình một màu áo, một chức danh, một vị trí trong đạo và cả ngoài đời mà đã là người của tôn giáo, của những hành xử "y phục xứng kỳ đức". 

Sơ đạo Thiên Chúa giáo quan tâm tìm hiểu về Phật giáo
Hơn lúc nào hết, những trải nghiệm đó làm chúng tôi càng nhớ định nghĩa cao quý về tôn giáo của Đức Đạt Lai Lạt Ma: - Tôn giáo nào là tôn giáo cao cả nhất?. Tôn giáo cao cả nhất, đó là tôn giáo của sự thật, tất cả cái gì làm cho chúng ta biết thương cảm hơn, biết theo lẽ phải hơn, biết từ bỏ hơn, dịu dàng hơn, nhân hậu hơn, có trách nhiệm hơn, có đạo đức hơn”. “Tôn giáo nào giúp chúng ta được như vậy, đó là tôn giáo tốt nhất”. 

Đi. Trải nghiệm, giúp chúng tôi sàng và lọc bớt những cực đoan, lệch lạc trong nhận thức về tôn giáo, bớt giáo điều qua các kiến thức sách vở, hay giáo lý dù của bất kỳ tôn giáo nào. Vì giáo lý vẫn thuộc về giáo lý, sách vở vẫn thuộc về sách vở, như lời Mahatma Gandhi đã nói "Một ao xơ thực hành đáng giá hơn nhiều tấn thuyết giảng. An ounce of practice is worth more than tons of preaching".

Tôi đang đi...đang nghe...và đang chứng kiến mọi sự để kính ngưỡng tôn giáo tốt nhất theo lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Giới Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm