Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhớ về cố Hòa thượng Thích Trí Tâm ở Cà Mau

Hết thảy đều hấp dẫn các sử gia, nhà nghiên cứu Phật học và các nhà nghiên cứu nhằm đánh giá, hệ thống và phân tích lịch sử về một bậc chân tu, cây cổ thụ của vùng đất mới phương Nam có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần nhân dân trong vùng.

Nhà cha nuôi của tôi ở Cà Mau, cách chùa Phật Tổ mấy phố, tư gia ông ở số 71 đường Ngô Quyền – phường 9, còn chùa ở phường 4, ngang qua cầu cũ. Đương thời, phục vụ quân đội, ngôi chùa càng gần hơn nơi đơn vị do ông chỉ huy trú đóng - bên chỗ gọi là Cao Thắng. Ông khi còn sinh tiền không chỉ một lần nhắc đến chốn linh thiêng ấy và kể về bà con dân cư xung quanh ngôi chùa. 
 
Còn tôi, mỗi lần xuống Cà Mau thăm cha nuôi là một lần trước hay sau khi qua Ngô Quyền đều đến chùa viếng, lễ Phật. Nay, cha nuôi của tôi qua đời gần năm rồi, tôi viếng chùa với ý định tìm hiểu về sự kiện Hội nghị chuyên đề Nam tông Khmer ở Cà Mau. Từ Sở nội vụ bộ hành sang chùa có đoạn phải trú, vì trời bất chợt nhạt nhòa mưa...

Tôi miên man nghĩ nhiều về vị khai sơn tạo tự đi vào huyền thoại của vùng đất mới như bậc chân tu và người hùng thời mở đất, chàng trai Tô Quang Xuân – tức Hòa thượng Thích Trí Tâm, vị trụ trì đầu tiên lập nên ngôi chùa.

Tôi tìm hiểu tư liệu về các bậc chân tu từ giữa thế kỷ XIX, những năm 1840 và các tư liệu của ngôi chùa.

Cà Mau những năm chàng trai Tô Quang Xuân theo dòng người vùng ngoài vào đất mới khẩn hoang, anh – do nhân duyên - lập am thảo tranh ở vị trí chùa Phật Tổ ngày nay - thờ đức Quán Thế Âm và bốc thuốc trị bệnh cho dân làng. Những mô tả địa lý – xã hội cho biết tỉnh Cà Mau khi ấy vốn là một vùng đất hoang vu, chuyện anh Quang Xuân cứu hổ có thể mang tính huyền thoại song đáng được xem xét và tin tưởng vì tháp mộ của hổ trung thành với thầy vẫn còn nơi phía sau chùa.

Đức độ, công hạnh và mức độ từ thiện của anh Quang Xuân ngày càng cao, tạo nên hiềm khích và động cơ ám hại, oan án với Tô Quang Xuân xảy ra khi có công văn của chính quyền địa phương chuyển về Gia Định báo cáo âm mưu và hoạt động tạo phản của một thanh niên họ Tô chống triều đình. Tô Quang Xuân bị áp giải về Gia Định thành. Tại đây, quan binh không phát hiện tội trạng của nghi can theo tố cáo và chàng trai họ Tô tiếp tục bị giải ra kinh thành Huế. Khi ấy vương triều nhà Nguyễn do đức vua Thiệu Trị chấp chính. 

Cuộc điều tra của nhà nước không xác lập được tội, chỉ xác nhận rằng người thanh niên ấy mang lòng tin Phật và rất đạo đức, như một tu sĩ Phật giáo dù chưa quy y thọ giới. Tại kinh thành, Tô Quang Xuân vào chùa Kim Chưởng xuất gia, thọ giới và được bậc trụ trì đánh giá cao, bẩm tấu lên đức vua. Vị tân tu sĩ được nhà vua sắc phong Hòa thượng với Pháp danh Thích Trí Tâm như một đặc cách. Không bao lâu sau, Hòa thượng vãng sinh tại chùa Kim Chưởng, triều đình cho đưa nhục thân về Cà Mau và đặt mộ tháp ở phía sau chùa Phật Tổ vẫn còn đến ngày nay như bằng chứng về lịch sử Phật giáo của một vùng đất, về cuộc khẩn hoang và về một án oan đau lòng thời phong kiến.
 
Dân chúng cảm kích và tri ân cố Hòa thượng, chung sức xây dựng thảo am thành chùa và gọi là “chùa Phật Tổ”. Kiến trúc đẹp, tinh xảo, chính điện ngày nay ở phường 4, căn bản giữ được hình dáng và kết cấu công trình từ giữa thế kỷ XIX - theo nhận xét của giới chuyên môn. Đây được xem là công trình cổ nhất và có giá trị của Phật giáo Cà Mau từ thời kỳ đầu.

Năm 1842, khi Hòa thượng Thích Trí Tâm (Tô Quang Xuân) viên tịch, triều đình Huế ban sắc tứ cho chùa - năm Thiệu Trị thứ II. Như vậy, chùa Phật Tổ hay còn gọi là chùa Quan Âm Sắc Tứ có giá trị tâm linh, văn hóa, lịch sử. Ở Cà Mau hiện còn lưu giữ: tháp mộ cố Hòa thượng khai sơn Trí Tâm, tháp mộ các  bậc tôn túc hậu lai, sắc tứ của nhà vua, kiến trúc chính điện cũ và đặc biệt là các di sản phi vật thể, văn hóa và sử liệu về chàng trai thời mở đất họ Tô, án oan, cùng lịch sử tạo dựng một ngôi chùa.

Hết thảy đều hấp dẫn các sử gia, nhà nghiên cứu Phật học và các nhà nghiên cứu nhằm đánh giá, hệ thống và phân tích lịch sử về một bậc chân tu, cây cổ thụ của vùng đất mới phương Nam có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần nhân dân trong vùng.

Trước ngày khai mạc Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer VIII ở Cà Mau, kính bút tưởng nhớ công ơn và đức hạnh bậc khai sơn cổ tự, ghi ơn tiền nhân.

Nguyễn Thành Công
-
Tài liệu tham khảo:
http://camautourism.vn/ca-mau-di-tich-kien-truc-nghe-thuat-chua-phat-to-sac-tu-quan-am-co-tu-diem-du-lich-van-hoa-tam-linh/
https://www.vietnamplus.vn/chua-phat-to-ngoi-chua-co-kinh-nhat-o-vung-dat-ca-mau/329386.vnp
http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/CHUA-PHAT-TO-(QUAN-AM-CO-TU)-a678.html
https://sites.google.com/site/banquanlyditichtinhcamau/home/ly-lich-cac-di-tich/di-tich-quoc-gia/di-tich-kien-truc-nghe-thuat-chua-phat-to-quan-am-co-tu
http://www.vtr.org.vn/quan-am-co-tu-diem-du-lich-tam-linh-o-ca-mau.
htmlps://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=1ED619
http://vietbao.vn/Du-lich/Chua-Phat-To-duoc-cong-nhan-la-Di-tich-quoc-gia/10720227/254/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Là con của đức Phật

Phật giáo thường thức 15:20 25/04/2024

Đã xưng là Phật tử phải học theo hạnh của Phật. Phải luôn quán đến sự vô thường. Mới đó mà đã trôi qua một năm, thời gian mau chóng, thân người cũng theo đó mà biến đổi. Phải lo tu ngay từ bây giờ, thời gian không hẹn, không chờ đến già.

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Phật giáo thường thức 15:00 25/04/2024

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Phật giáo thường thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Phật giáo thường thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Xem thêm