Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 10/09/2017, 05:34 AM

Nhớ về Thiền sư Thích Thanh Từ nhân lễ sinh nhật lần thứ 94 của Thầy

Đêm nay ngồi thiền trong tĩnh lặng. Tôi nhớ về lời dạy của Hòa thượng Thanh Từ. Rằng đức Phật ngày nay bị hiểu lầm quá nhiều. Chính đức Phật từng tuyên bố: "Ta không có quyền ban phước, xuống họa cho ai" mà bây giờ phật tử lại xin Phật đủ thứ. Phật cho con cái này, cho con cái kia, nếu Phật cho được thì Ngài đâu nói lý nhân quả làm chi. Chúng ta làm nhân lành hưởng quả lành, tạo nhân ác chịu quả ác, đó là quyền của mình, chớ không phải của Phật.

Từ ngày biết đến đạo Phật tôi hằng mong và nguyện cầu để mình biết đúng chính pháp, tu đúng Pháp của Phật và được gặp các bậc minh sư, những người thầy thực chứng để đưa đường chỉ lối. Trời thì cao, đất thì dày, Phật pháp thì cao siêu, mình lại vô minh, khó lắm biết đúng Pháp. May thay tôi được gặp và được học trực tiếp từ những người thầy lớn. Thấy mình may mắn vô cùng.

Chiều 06/09/2017, Thầy Nhất Hạnh bay từ Đà Nẵng về lại Thái Lan với 9 ngày ở Việt Nam thì ngay sáng ngày 07/09/2017, tức 17/07/Đinh Dậu diễn ra Lễ Khánh tuế Hòa thượng Thích Thanh Từ. Tôi không thể có mặt tại Tổ đình Thiền viện Thường Chiếu để thành kính đảnh lễ, vấn an và kính chúc sức khỏe Thầy được. Thế là đành theo dõi từ xa qua các bức ảnh và những clip mà các đạo hữu gửi cho. Nhưng tôi vẫn thấy bình an vô cùng.

Từ xa, tôi thấy rõ Hòa thượng Nhật Quang, trụ trì Tổ đình thiền viện Thường Chiếu, đã thay mặt đại chúng dâng lời tác bạch, chúc thọ lên Thầy Thanh Từ. Tôi cảm nhận rõ ràng và như thật toàn thể đại chúng đang rất hoan hỷ, bằng tất cả tấm lòng thành của mình, hướng về Thầy Thanh Từ để dâng phẩm vật cúng dường và lời cầu nguyện hồng ân Tam bảo gia hộ cho Thầy được mạnh khỏe trụ thế dài lâu, làm chỗ dựa cho tất cả chúng con.

Đêm nay, tôi ngồi thiền trong bình an và nhớ về Thiền sư Thanh Từ với lòng biết ơn sâu sắc. Tôi nhớ về ý chí xuất gia học đạo của Thầy. Tôi nhớ nằm lòng rằng Hòa thượng Thanh Từ đã luôn ôm ấp một tâm niệm rằng nếu Thầy không thể làm một viên linh đơn cứu tất cả bệnh của chúng sinh, ít ra cũng là một viên thuốc bổ giúp cho người bớt khổ. Câu nói này của Thầy đã làm rúng động tâm tôi ngay lần đầu tiên tôi đọc được. Tâm từ của Thầy lớn đến vậy đấy. Tâm này đâu phải của người thường, của kẻ vô minh và u mê như tôi.

Tôi nhớ về chuyến đi Trúc lâm Đà Lạt năm xưa và được Thầy tận tâm hướng dẫn thiền. Tôi ngồi xuống và thầy chỉ tay xuống đất, nhắc tôi nhắm mắt nhưng hướng mắt về phía trước, cách chỗ đất cách chỗ tôi ngồi chừng vài mét. Thầy dạy “Đây, chỗ này này”. Làm sao mà quên được.

Hòa thượng Thanh Từ đã từng nói “Tôi là kẻ nợ của tăng, ni và phật tử. Ai biết đòi thì tôi trả trước, ai chưa biết đòi thì trả sau.” Đây là câu nói cũng làm rúng động tâm tôi. Dòng đời cứ thế chảy theo sinh tử luân hồi. Trả vay, vay trả. Tu để giải thoát, để thoát khỏi sinh từ luân hồi. Phải tu thôi. Phải hành thiền mỗi ngày thôi. Không có con đường nào khác!

Suốt đời mình Hòa thượng Thanh Từ luôn dốc hết sức mình lo cho Phật pháp, đặc biệt là làm sống lại Thiền tông đời Trần, tạo điều kiện tốt nhất cho các học trò tu hành tiến bộ. Sự tu hành tiến bộ của họ trò chính là niềm vui của Thầy. Nhớ đến điều này mà tôi luôn gắng công và quyết tâm tu, quyết tâm thiền.

Chợt giật mình tôi nhớ lại câu nói của Hòa thượng Thanh Từ: “Hoài bão của Thầy đều gửi gắm hết vào sự nỗ lực tu tập của tụi con. Tăng, ni tu có niềm vui, sáng được việc lớn, đó là biết thương tưởng đến Thầy. Bằng ngược lại thì thật là Thầy chưa đủ phước để được vui trước khi nhắm mắt. Bởi vì nguyện vọng khôi phục Thiền tông Việt Nam, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần của Thầy chưa thành tựu.”

Đấy, hoài bão của Thầy là như vậy đấy. Còn mình? Ngẫm lại thấy xấu hổ quá!

Tôi ngồi chú tâm vào các bức hình nhận được từ các đạo hữu gửi từ thiền viện Thường Chiếu ra. Bình an vô cùng. Tôi cảm nhận rất rõ rằng ai ai cũng hoan hỷ khi nhìn thấy Hòa thượng Thanh Từ khỏe mạnh. Tôi ngồi thiền trong bình an và bằng tất cả tấm lòng thành kính và biết ơn, tôi thành tâm cầu nguyện với mong mỏi để Thầy Thanh Từ thật khỏe mạnh và trụ thế dài lâu.

Đêm nay tôi ngồi xem lại các tác phẩm của Hòa thượng Thanh Từ. Thật quá tuyệt vời. Này nhé, Bát Nhã Tâm kinh giảng giải, kinh Bát Đại Nhân Giác giảng giải, kinh Bát nhã giảng giải, kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng giải, kinh Kim Cang giảng giải, kinh Lăng Già Tâm Ấn, kinh Thập Thiện giảng giải, kinh Viên Giác giảng giải.

Tôi ngồi nhớ về những gì mình đã đọc hoặc đã nghe. Này nhé, Bích Nham Lục, kinh Pháp Bảo Đàn giảng giải, Thiền Căn Bản, Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán, Tọa Thiền Tam Muội, Lục Diệu Pháp Môn, Thiền Tông Vĩnh Gia Tập, Tọa Thiền Dụng Tâm Ký, Tham Thiền Yếu Chỉ, Thiền Sư Thần Hội giảng giải, Truyền Tâm Pháp Yếu giảng giải.

Là người mê sách lại sáng lập ra Công ty sách Thái Hà với ý nghĩa là dòng sông ánh sáng, dòng sông trí tuệ, nên tôi thích đọc lắm. Tôi mê đọc sách. Sách “Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ 20” làm tôi rất thích. Tôi đọc nhiều lần “Luận Giải Thi Tụng Mười Bức Tranh Chăn Trâu giảng giải” cùng “Tam Tổ Trúc Lâm giảng giải” và “Tiến Thẳng Vào Thiền Tông” cùng với “Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục giảng giải.”

Là người hành thiền nên sách “Thiền sư Việt Nam” là cuốn tôi nghiên cứu và học hỏi được rất nhiều. Sách của Thầy Thanh Từ dễ đọc, dễ hiểu và dễ ngấm lắm. Thật mà!

Tôi cũng là người của trường phái Phật pháp ứng dụng nên sách “Phật giáo với dân tộc’ “Phật giáo trong mạch sống dân tộc”, “Vài nét chính luân lý Phật giáo” và “Đạo Phật với tuổi trẻ” là tôi thấy rất cần thiết để thực hành.

Sách của Hòa thượng Thanh Từ nhiều lắm. Riêng bộ “Hoa Vô Ưu” đã có đến 10 tập rồi mà. “Phật pháp tại thế gian” cũng có đến 3 tập. Rồi “Phụng Hoàng Cảnh Sách” cũng 5 tập. Chỉ có những ai mê đọc và có thể đọc nhanh với đọc được một phần sách của Thầy.

Là học trò, tôi cố gắng đặt chân đến các thiền viện do Hòa thượng Thanh từ thành lập. Tuy nhiên, tiếc thay, tôi vẫn chưa thể có mặt tại tất cả những nơi ấy. Nhiều lắm. Này nhé, thiền viện Chân Không, Thường Chiếu, Viên Chiếu, Huệ Chiếu, Linh Chiếu, Phổ Chiếu, Tịch Chiếu, Liễu Đức, Trúc Lâm Đà Lạt, Trúc Lâm Yên Tử, Tuệ Quang, Hương Hải, Đạo Huệ, Tuệ Thông,…. Ở nước ngoài thì có các thiền viện và thiền tự như Đại Đăng, Quang Chiếu, Bồ Đề, Diệu Nhân, Ngọc Chiếu, Vô Ưu, Đạo Viên, Thường Lạc, Pháp Loa, Hiện Quang, Hỷ Xả, Tiêu Dao, Tuệ Căn - Úc.

Một con số không đầy đủ mà tôi ghi nhớ và rất biết ơn là tổng số phật tử phát tâm quy y trong và ngoài nước với Hòa thượng Thanh Từ là 84.860 người, trong đó, trong nước là 75.260 người và nước ngoài là 9600 người. Thật đáng khâm phục. Thật tâm biết ơn Thầy.

Đêm nay ngồi thiền trong tĩnh lặng. Tôi nhớ về lời dạy của Hòa thượng Thanh Từ. Rằng tín đồ đã hiểu sai về đức Phật quá nhiều. Chính đức Phật từng tuyên bố: "Ta không có quyền ban phước, xuống họa cho ai" mà bây giờ phật tử lại xin Phật đủ thứ. Phật cho con cái này, cho con cái kia, nếu Phật cho được thì Ngài đâu nói lý nhân quả làm chi. Chúng ta làm nhân lành hưởng quả lành, tạo nhân ác chịu quả ác, đó là quyền của mình, chớ không phải của Phật. 

Hòa thượng Thanh Từ dạy rằng, phật tử khi làm việc gì phải chấp nhận hậu quả của việc đó. Chúng ta thường hay tránh né tội lỗi, làm phước một chút, hay hại một người để giúp nhiều người, thì cứ bảo mình làm phước, không có tội. Hiểu như vậy là trái lẽ đạo, thiếu sự công bằng. Người thật hiểu đạo Phật, trong cuộc sống lúc nào cũng có cái nhìn đúng như thật, không gian dối, không lừa gạt. Còn người không hiểu thì hay lo sợ.

Tôi nhớ lời Hòa thượng Thanh Từ dạy rằng trong đạo Phật, tâm ích kỷ và tâm từ bi lợi tha khác nhau. Người có tâm từ bi lợi tha luôn làm điều tốt và chấp nhận thiệt thòi. Người có tâm ích kỷ dù làm việc tốt mà mình bị thiệt thòi thì cũng không làm. Hiểu như vậy chúng ta mới thấy thế nào là đạo đức chân thật và đạo đức giả dối.

Đêm nay tôi ngồi và ngẫm lời Hòa thượng Thanh Từ dạy rằng tu là mỗi người tự thấy lỗi lầm của mình rồi tránh sửa. Tránh sửa, không tạo tội ác, không gây lỗi lầm thì tự mình đầy đủ phước đức, tự mình tốt rồi, đâu cần ai ban cho. 

Hôm qua, 07/09/2017 diễn ra lễ Khánh tuế Hòa thượng Thanh Từ khi tôi đang ở Huế, còn hôm nay tôi đã ở Hà Nội. Tôi xin quý vị cùng nhau nhớ lời Hòa thượng Thanh Từ dạy để tu đúng, tu theo chính pháp, tu để bớt khổ. 

Xin quý vị cùng tôi đọc và ngẫm lại những vần thơ bất hủ và thức tỉnh lòng người của Hòa thượng Thanh Từ:

"Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng.

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng."

Đêm nay tôi hành thiền bình an đến kỳ lạ. Tỉnh giác. Rất tỉnh. Chứ không phải là mộng!

Huế - Hà Nội, 23h00 đêm 08/09/2017
TS Nguyễn Mạnh Hùng, Công ty sách Thái Hà 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm