Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhức nhối thảm cảnh đạo chích 'hỏi thăm' tượng chùa

Trước vụ mất trộm tượng Phật nghìn tay nghìn mắt tại chùa Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên), rất nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra tại các cơ sở thờ tự trên toàn quốc.

Dư luận hiện đang rất bức xúc trước việc Pho tượng Phật nghìn tay, nghìn mắt tại chùa Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vừa bị kẻ trộm đột nhập lấy đi vào tối 29/9 vừa qua.

Được cho là chế tác vào thế kỷ XVIII, tượng Quan Thế Âm chùa Mễ Sở là pho tượng cổ với 1.113 tay và 1.113 mắt. Tượng cao 2,8 mét, được chế tác bằng gỗ mít. Từ chỏm đầu tượng tới mặt ngồi cao 140 cm, bệ cao 53 cm, tòa sen cao 23cm.

Theo công an huyện Văn Giang, vụ trộm diễn ra vào rạng sáng ngày 29/9. Hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy có một người đàn ông bịt mặt, đeo găng tay đã đột nhập vào lấy trộm tượng. Sau khi đưa tượng Phật ra ngoài, người này còn táo tợn quay vào khu thờ để lau chùi xoá dấu vết.

Đáng nói, đây là lần thứ 2 pho tượng này bị đánh cắp, sau lần đầu tiên (đã được tìm lại) vào năm 1988. Và rộng hơn, nạn trộm cắp tượng cổ đã nổi lên như một hiện tượng đặc biệt trong xã hội từ nhiều năm qua.
Tượng Phật tại chùa Mễ Sở trước khi bị đánh cắp. Ảnh: Tư liệu 

Điển hình, chỉ riêng tại tỉnh Bắc Giang, thống kê của Ban quản lý di tích tỉnh cho thấy: Từ năm 2000 tới nay, toàn tỉnh đã xảy ra hơn 50 vụ mất cắp trong di tích. Khoảng 300 di vật, cổ vất đã bị đánh cắp trong những vụ trộm này, chủ yếu là tượng, sắc phong, câu đối, bát hương cổ.

Trong đó có vụ mất 6 pho tượng Phật tại chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) và vụ mất 7 pho tượng Phật tại chùa Đình Sàn (Lục Nam) đều trong năm 2003. Hoặc, ngày 5/6/ 2001, kẻ gian đột nhập vào chùa Khám Lạng (Lục Nam) lấy đi 1 pho tượng Di Lặc có niên đại từ thế kỷ XVII. Để rồi, chỉ 7 ngày sau, chính ngôi chùa này lại bị mất tiếp 2 pho tượng A Nan, Ca Diếp bằng gỗ sơn son thếp vàng.

Còn tại tỉnh Hưng Yên, từ năm 2009 tới nay, 8 vụ mất cắp cổ vật, đồ thờ cúng ở các chùa đã diễn ra. Trong đó, chùa Nễ Châu (thành phố Hưng Yên) đã bị mất trộm tới 3 lần, trong đó có lần mất cùng lúc năm pho tượng cổ.

Thống kê gần nhất cho thấy, chỉ trong 3 tháng từ 11/2015 tới 2/2016, trên toàn quốc có 10 ngôi chùa bị mất trộm đồ thờ và cổ vật. Trong số này, tại huyện Tuy Phước (Bình Định), sáu ngôi chùa đã bị mất cổ vật trong một thời gian ngắn, còn chùa Kim Long (Nha Trang, Khánh Hòa) bị mất 39 pho tượng đồng có niên đại 300 năm. Chùa Nền (Láng Thượng, Hà Nội) cũng bị mất nhiều cổ vật khá đa dạng, gồm một lư hương bằng đồng thời Lý, 4 pho tượng đồng, một văn bia và 4 pho sắc phong thời Nguyễn...

Sơn Tùng
Nguồn: http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/nhuc-nhoi-tham-canh-dao-chich-hoi-tham-tuong-chua-n20161003150820237.htm

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Phật pháp và cuộc sống 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Phật pháp và cuộc sống 12:27 28/03/2024

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Người trồng nụ cười

Phật pháp và cuộc sống 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Phật pháp và cuộc sống 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Xem thêm