Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/02/2016, 14:47 PM

Những bài thơ xuân muôn thuở

Nhân mùa Xuân 2016 đang về trên khắp miền đất nước, nhớ về Làng Phổ - Đà, về những ngày tôi đã được sống bên cha mẹ kính yêu ở một thị xã Quảng yên êm đềm, một miền quê yên tĩnh nhưng rất nổi tiếng bên dòng sông Bạch - Đằng. 

Các bạn đồng tu thân mến!

Nhân ngày tết sắp đến người ta thường nhắc đến bài thơ nổi tiếng Cáo Tật Thị Chúng hay còn có tên “Xuân khứ Bách Hoa lạc” của Sư Mãn-Giác (滿覺) sinh năm 1052-và mất ngày 1096. Nhà sư Mãn-Giác là một Thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối pháp Thiền sư Quảng Trí và truyền tâm ấn lại cho đệ tử là Bản Tịnh. Với bài thơ "Cáo tật thị chúng", ông được nhiều người coi là một nhà thơ đại biểu của dòng văn thơ Lý-Trần. Nhà sư Mãn-Giác tên tục là Nguyễn-Trường (theo là Lý Trường 李長), cha ông là Ngoại lang Hoài-Tố làm chức Trung thơ Viên ngoại lang, thời Lý. Thiếu thời, Lý Nhân Tông thường mời con em các danh gia vào hầu hai bên, Nguyễn Tường nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ học thông cả Nho, Thích nên được dự tuyển. Sau những lúc việc quan, Nguyễn Tường thường chú tâm vào Thiền học. Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng nên vua Lý Nhân Tông ban cho Nguyễn Trường hiệu Hoài Tín. Sau đó, Hoài Tín dâng biểu xin xuất gia, học với Thiền sư Quảng Trí và vân du khắp nơi. Sư là bậc lĩnh tụ pháp môn trong một thời, được vua Lý Nhân Tông cùng hoàng hậu hết sức kính nể và dựng chùa Giáo Nguyên thỉnh Sư làm trụ trì.
 
Xuất xứ của bài thơ ra đời là sư thầy Mãn-Giác ốm nặng đệ-tử ở chùa lo lắng đêm ngày ngồi trông nom thầy lòng rất bồn lo. Cảm nhận cuộc đời là vô thường và trong cái mất có cái sẽ sinh ra, vạn vật có sinh là có diệt, có diệt lại có sinh chẳng qua nó chỉ là chuyển đổi sang một hoàn cảnh khác mà thôi. Nếu nhìn như vậy người hành-giả sẽ không thấy thất vọng bi quan mà thấy được niềm tin vào tu hành quả vị mình sẽ chứng, sẽ thấy vẻ trường cửu bất diệt của chân tâm. Từ đó, thiền-sư bất chợt ghi lại hình ảnh của thiên nhiên về cây mai trước nhà qua một mùa đông tàn giá lạnh lại bừng lên sức sống mãnh liệt khi xuân về. Ông đã viết lên bài thơ này gửi ra ngoài cho các con đang ngồi đây than khóc lo lắng cho thầy sẽ có thể ra đi. 

Qua bài thơ, thiền-sư như muốn thổi vào tâm hồn của các Thiền-sinh đệ-tử của ngài hãy lạc quan tin vào chân lý bất sinh bất diệt mà Phật đã dạy trong Thập Nhị Nhân Duyên hay qua Bát-Nhã Tâm Kinh mà đức Quán Thế-Âm Bồ-Tát đã tuyên thuyết. Bài thơ đã là những lời dạy cuối cùng ân cần, cảm động và siêu thoát nhất của thiền-sư để lại cho đệ tử và cũng trở thành bất hủ cho bao đời người tu hành Việt Nam. Với ngôn ngữ của một người đã giác ngộ, đang đứng trên đỉnh cao chót vót của trí tuệ, với phong cách tả thực, không đẽo gọt, uốn nắn, tìm chữ, sắp đặt ý lời, đã làm cho bức chân dung ấy sinh động đến mức thành một bài thơ tuyệt vời để lại muôn đời, cho hôm qua, hôm nay và mãi mãi mai sau. 

Năm 1096, cuối tháng 11, sư gọi chúng đọc bài kệ đây, sau này được biết dưới tên “Cáo tật thị chúng” cũng có khi người ta lại lấy tên “ Xuân Khứ Bách Hoa Lạc” là câu đầu bài thơ này. Xin trân trọng giới thiệu với các bạn xa gần bài thơ này: 

Kệ rằng:

                春去百花落

                春到百花開

                事逐眼前過

                老從頭上來

                莫謂春殘花落尽 庭前昨夜一枝梅

Dịch Nôm là:    

                                Xuân khứ bách hoa lạc
                               Xuân đáo bách hoa khai
                               Sự trục nhãn tiền quá
                               Lão tòng đầu thượng lai
                               Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
                               Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Có nhiều người đã dịch bài thơ này sang tiếng Việt như ông Lê Duy 

Trứ dịch ra như sau:

                        Trăm hoa rụng xuân đi
                        Xuân đến nở trăm hoa
                       Tương lai vẫn đi mãi
                       Lão đầu hai màu tóc
                       Đừng bảo xuân tàn hoa chết hết
                       Trước sân đêm trước độc chi mai.

Họa sĩ Võ Đình, từ Maryland dịch ra như sau: 

                      Xuân đi, trăm hoa rãi
                      Xuân đến, trăm hoa khai.

                      Xem chuyện đời trước mắt
                      Tóc trên đầu đã phai.

                      Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
                      Tối qua, vườn trước một cành mai.

Nhưng dịch hay và sát nghĩa thì tôi thích bản dịch của Thiền sư Thích-Thanh-Từ dịch thơ ra tiếng Việt như sau: 

                    Xuân đi trăm hoa rụng
                  Xuân đến trăm hoa nở
                  Trước mắt việc đi mãi
                  Trên đầu, già đến rồi
                  Chớ bảo xuân tàn hoa rụng 
                  Đêm qua sân trước một cành mai.

Còn tôi xin dịch là: 

                   Xuân đi hoa rụng đầy
                   Xuân về hoa đưa nở 
                   Mọi việc trôi đã đi qua trước mắt
                   Trên đầu tóc đã điểm sương
                   Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
                   Đêm qua trước sân một cành mai đã nở. 

Các bạn đồng tu thân mến!

Nhân mùa Xuân 2016 đang về trên khắp miền đất nước, nhớ về Làng Phổ-Đà, về những ngày tôi đã được sống bên cha mẹ kính yêu ở một thị xã Quảng yên êm đềm, một miền quê yên tĩnh nhưng rất nổi tiếng bên dòng sông Bạch - Đằng. 

Tôi xin trân trọng gửi tặng bài viết này như quà năm mới gửi đến các bạn thân yêu đồng tu của tôi.

Quảng Tịnh 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm