Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Những chiếc dép ở Đại Tòng Lâm

Viết những dòng này sau một ngày về chốn chôn nhau cắt rốn, vẫn thấy rõ rệt trước mắt hình ảnh những chiếc dép nhựa bị đều đặn cắt hết mũi! Tôi đã lạ lẫm hỏi một vị: sao thế?...

Tôi vừa kết thức chuyến hành hương, tập huấn Hoằng pháp trong khuôn khổ Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc diễn ra ở mấy điểm thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, lắng đọng, là lẽ đương nhiên sau một chuyến đi....Vui. Được gặp lại "nhà báo" Minh Mẫn, thấy anh hồng hào hơn. Ngày bế mạc lại mừng khi thấy anh Trí Bửu xuất hiện trong hội trường lớn với chiếc máy ảnh quen thuộc từng thấy ở Bảo Quảng Tự nửa năm trước. Chí cái bắt tay và mấy câu thăm hỏi, nhưng rất vui...

Mừng. Khi được một lần nữa hân hạnh chứng kiến và nghe thông điệp của người đứng đầu HĐTS Giáo hội Phật giáo, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn. Ngày bế mạc lại may mắn nghe chăm chú bài pháp của vị giảng sự nổi tiếng, lãnh đạo cao cấp của giáo hội, vốn được “thấy” nhiều qua những đĩa VCD, Hòa thượng Thích Trí Quảng.

Những ngày sống trong không khí linh thiêng chốn tu hành Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm, tôi háo hức ghi nhiều khuôn hình theo mình là đẹp, hướng về núi Thị vải cách “ký túc xá” chừng 4 km theo lời hướng dẫn của dân địa phương Những đàn bồ câu thân thiện như gà nhà, vườn kiểng lung linh công phu chăm tỉa hiện ra từng cành nhỏ, và- nhất là, dáng kham nhẫn của tăng ni như lời pháp tuyệt diệu nhất về đạo, một con đường... Ký ức lại ăm ắp những kỷ niệm đẹp mới mẻ, bồi đắp tâm hồn người con phương Nam ở đất phương Nam.

Hòa thượng đã kể nhiều về chốn này, Đại Tòng Lâm. Một thời chiến tranh khốc liệt, một thời sự tu hành vạn sự khó, và những mầu nhiệm ở thánh địa này. Tôi đã cắt hết giờ nghỉ ngơi để ôm máy ảnh khám phá chu vi gần, ngỡ ngàng thấy nhiều chùa quá, rồi thiền viện, ni viện, tịnh thất... Những cụm trúc già, ngõ lặng cuốn bước chân tôi. Xa xa kia, Thị Vải, nghe nói cũng có nhiều chùa. Một chốn phương Nam linh thiêng, thấm đẫm chất thiền.
Ảnh mang tính chất minh họa
Những, buồn... Viết những dòng này sau một ngày về chốn chôn nhau cắt rốn, vẫn thấy rõ rệt trước mắt hình ảnh những chiếc dép nhựa bị đều đặn cắt hết mũi! Tôi đã lạ lẫm hỏi một vị: Sao thế? Câu trả lời đắng chát: dép để tăng, ni, khách hành hương thay giày, thay dép “nhà”, mang vào nhà vệ sinh, luôn bị mất. Và nhà chùa “sáng tạo” nghĩ ra cách độc nhất vô nhị: cắt hết mũi dép để “đánh dấu”, vì chùa không thể liên tục mua dép để thay vào...

Nỗi buồn dễ hiểu, và không riêng gì tôi. Chốn linh thiêng, có cả trường Phật học và giảng đường xưa cũ, nơi xuất thân tu hành của nhiều vị tăng, ni nổi tiếng, lại có hiện tượng như thế. Cảnh sát liên tục quần thảo, lời nhắc nhở của an ninh về trang sức và điện thoại vang bên tai. Phật nhà không linh, nhiều nơi như thế, khắp nơi đổ về hành hương lễ bái cúng dường, trong khi địa phương có nhiều người vô cảm. Mà cũng có thể nghĩ nhiều về hướng khác: Có khi nào nhà chùa ít quan tâm đến hoằng hóa tại chỗ, chăm chút trước nhất cho công tác từ thiện nhân đạo với bà con xung quanh, hướng họ đến Phật trước nhất?.

Không biết nghĩ sao cho phải, nhưng hình ảnh những chiếc dép mủ bị cắt “ngọn” chỏng trơ tội nghiệp cứ ám ảnh tôi, và những bài pháp được nghe cứ như bị hình ảnh ấy tạp nhiễu.

Hy vọng sẽ có nhân duyên được lạy Phật ở Vạn Phật Quang – Đại Tòng Lâm và, ao ước, không phải nhìn thấy những chiếc dép nhựa cụt ngủn, chúng phá vỡ cái gì đấy lung linh lắm nơi thánh địa, và làm phiền não.

Nghe nói đất chùa cũng đã bị lấn mất nhiều lắm, ngày xưa mênh mông lắm, giờ chỉ còn 20 mẫu thôi.

Buồn...

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Xem thêm