Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 19/04/2013, 01:59 AM

Những di tích mang đậm giá trị lịch sử

Đền Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi là núi Hùng, núi Cả), thuộc địa phận xã Hy Cương, Tp.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi thờ các vua Hùng đã có công gây dựng nhà nước đầu tiên - nhà nước Văn Lang.

Đền Hùng được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa từ năm 1990, được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2009. Mới đây “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Khu di tích lịch sử Đền Hùng vì thế trở thành địa điểm mà bất cứ người con đất Việt nào cũng biết đến và hướng về, đặc biệt là vào dịp giỗ Tổ, mồng 10-3 âm lịch hằng năm.

Đền Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi là núi Hùng, núi Cả), thuộc địa phận xã Hy Cương, Tp.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi thờ các vua Hùng đã có công gây dựng nhà nước đầu tiên - nhà nước Văn Lang.

Để độc giả có thêm một cái nhìn toàn cảnh về nơi cội nguồn dân tộc, Báo QĐND Online xin giới thiệu đến độc giả hình ảnh của những di tích mang đậm giá trị lịch sử tại Khu du tích lịch sử Đền Hùng.

Đại Môn (cổng đền) được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917) theo kiểu vòm cuốn, cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Chính giữa cổng là hàng chữ “Cao sơn cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Từ cổng đền sẽ dẫn tới các di tích chính của Đền Hùng.
Đền Hạ được xây dựng vào thế kỷ XVII -XVIII, gồm hai nhà ba gian là Tiền bái và Hậu cung theo kiến trúc kiểu chữ nhị. Tương truyền đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai.
Chùa Thiên Quang được xây dựng vào thời nhà Trần (thế kỷ XIII-XIV) và được đại trùng tu vào năm 2000. Trong chùa gồm các nhà: Tiền đường (5 gian), Thiêu hương (2 gian), Tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Chùa thờ Phật theo phái Đại Thừa.
Cây Vạn Tuế trước cửa chùa Thiên Quang đã gần 800 năm tuổi. Ngày 19-9-1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội đã ngồi làm việc bên gốc cây.
Đền Trung tên chữ là “Hùng Vương Tổ miếu”, xây dựng cùng thời với Chùa Thiên Quang. Đền được xây dựng lại vào thế kỷ XV và đại trùng tu vào năm 2009 theo kiến trúc kiểu chữ nhị. Tương truyền, đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng đến ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Đền thờ 18 đời Hùng Vương cùng vợ con và tướng lĩnh của các Vua Hùng.

Đền Thượng đặt trên đỉnh núi có tên chữ là "Kính thiên lĩnh điện" (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Tương truyền đây là nơi các vua Hùng làm lễ cầu trời, mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Đền được xây dựng vào thế kỷ XV và được xây dựng lại vào thời nhà Nguyễn theo kiến trúc kiểu chữ Vương gồm nhà Tiền tế, Đại bái và Hậu cung. Năm 2007 đền được đại trùng tu như hiện nay. Trên cổng đền là dòng đại tự: “Nam Việt triều tổ” (Tổ muôn đời của nước Nam).

Lăng Hùng Vương tương truyền là lăng mộ của Hùng Vương thứ sáu. Trước khi chết người dặn lại: “…Khi ta chết hãy chôn ta trên đỉnh núi Cả, đứng trên núi cao ta sẽ trông nom bờ cõi cho con cháu…”. Thời nhà Nguyễn (thế kỷ XVIII- XIX) xây mộ, dựng lăng. Từ đó đến nay lăng đã nhiều lần trùng tu, tôn tạo.
Giếng Cổ (còn gọi là Giếng Rồng). Tương truyền Tổ Mẫu Âu Cơ đã dùng nước giếng này để tắm cho 100 người con trai. Tại đây các nhà khoa học đã phát hiện những dấu tích văn hóa của các thời kỳ: Lý-Trần-Lê-Nguyễn.
Đền Giếng tên chữ là Ngọc Tỉnh. Đền được xây dựng vào thời nhà Nguyễn (thế kỷ XVIII) gồm nhà Tiền tế, Hậu cung và hai nhà Oản.
Giếng Ngọc bên trong Hậu cung của Đền Giếng. Tương truyền là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) khi theo cha kinh lý qua vùng này thường đến soi gương, chải tóc.


Tác giả: Minh Ngọc/Nguồn: www.qdnd.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm