Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Những điều Phật dạy chúng ta trước khi Ngài đi xa

Nhưng vì sa vào tà tri, tà kiến nên khi được thiện tri thức chỉ dạy, họ nói: “xưa sư phụ ta tu gì nay tôi tu nấy” nên bao đời bao kiếp chẳng thể tiến bộ gì hơn, thậm chí còn suy sụp hơn, đời này là hòa thượng, đời sau là chú tiểu, đời sau nữa bỏ hẳn chẳng tu như chúng ta đang thấy hôm nay, họ không chịu nghiên cứu kinh điển Phật, mà không chịu tiếp tục đi lên mà ngày càng suy sụp đạo hạnh là điều dễ hiểu.

Bài này tôi muốn tặng phật tử Xuân Trường và các bạn đồng tu là những người đã trải nghiệm cuộc đời khi tu hành ở Tây Tạng và phật tử Phạm Oanh đang muốn kiểm nghiệm cuộc tu hành qua kinh Diệu Pháp Liên Hoa cùng các bạn đồng tu ở làng Phổ Đà Liên Hoa Tịnh Độ, thành phố Hải Phòng và các bạn đồng tu xa gần.

Trong bài thơ mà bạn Xuân Trường đã nói về đề tài luân hồi như sau:

Kiếp xưa Tây Tạng là nhà (1),
Giờ đây Thân Tạng (2) ta nhà Việt Nam.
Đời ta Thể Tạng (3) gian nan,
Cuối đời bỏ Tạng về Làng Tây phương (4).

Các bạn đồng tu thân mến! 

Tôi xin chú giải ngay bài thơ này để các bạn có thể hiễu rõ nội dung mà tác giả muốn nói đến.

1. Kiếp xưa Tây Tạng là nhà: Đó là tác giả muôn nói cảm nhận của mình đời kiếp trước đã tu hành Mật tông ở Tây Tạng và những năm qua chính Xuân Trường đã sống và tu hành ở đó.

2. Giờ đây Thân Tạng ta nhà Việt Nam: đó là ý muốn nói đến cái thân tứ đại của mình đang hiện diện, đang sống ở Việt Nam.

3. Đời ta Thể Tạng gian nan: chính là đang nói về hoản cảnh cuộc sống cũng như tu hành của bản thân lúc này.

4. Cuối đời bỏ Tạng về làng Tây phương: Đó là khẳng định ý chí hồi đầu quy y Tịnh độ, tu hành Đại thừa, trì danh niệm Phật A Di Đà, cầu nguyện vãng sinh Tây phương cực lạc, tu hành một đời để thành Bồ tát bất thối, thành Phật. 

Trong bài thơ này, bạn Xuân Trường muốn nói: Thời mạt pháp căn cơ của chúng sinh hạ liệt, đức kém sút, tài sơ, hoàn cảnh sống vô cùng khổ cực, các bậc thiện tri thức càng ít, nên đức Phật khi ở giai đoạn sắp nhập diệt, Ngài vì thương xót chúng ta mà đã tuyên thuyết kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác. Và khi sắp chia tay chúng ta, Ngài lại tuyên thuyết kinh Niệm Phật Ba La Mật. 
 
Vậy qua các kinh điển cuối đời này, đấng Thế Tôn muốn nói đến điều gì? Người tu hành phải biết tìm đến trì tụng các kinh điển này mà ngộ nhập Phật tri kiến, phải biết đến những lời chỉ dạy của đức Như Lai. Đó là:
 
1. Với việc tuyên thuyết kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, Ngài muốn khuyên tất cả phật tử tu hành, muốn thành tựu đạo quả thời mạt pháp để trở thành Bồ tát bất thối, thành Phật nếu đang tu hành thiền thì phải biết quay về Tịnh độ, niệm Phật tam muội, phải thực hành Thiền - Tịnh song tu.

2. Với việc đấng Thế Tôn tuyên thuyết kinh Niệm Phật Ba La Mật với 3 kinh: Kinh Chú Vô Lượng Thọ Chân Ngôn và Tịnh Độ, kinh Vô Lượng Thọ Tông Yếu Chân ngôn, kinh Công Đức Bảo Sơn Đà Ra Ni là đức Thế Tôn muốn nói đến người tu Mật tông muốn thành tựu quả vị Bồ tát bất thối, thành Phật thì phải kết hợp Mật - Tịnh song tu.

Nếu ai hiểu được tri kiến của Như Lai thì khi tụng các kinh trên đây phải biết điều này mà y giáo phụng hành. Nhưng than ôi! Không phải ai cũng hiểu điều này vì họ có thâm nhập kinh điển Phật dạy đâu. Khi nghe đấng Thế Tôn nói Pháp Tứ Diệu Đế thì họ đã vội chớp lấy và tu hành để cầu quả Thanh Văn thừa là quả vị A La Hàn, A La Hán của hành tiểu thừa; 

Hay khi Phật nói về Thập Nhị Nhân Duyên, nhiều người đã chớp lấy mà tu hành để chứng quả duyên giác thừa, mà quả vị cao nhất là Bích Chi Phật của hàng nhị thừa. Chứng được các quả vị này được quả vô sinh, các vị cho là đã đủ mệt mỏi, lại nhìn thấy thế gian đầy dẫy phiền não trược, chúng sinh cang cường khó giáo hóa, đức mỏng, tài sơ lại bảo thủ, tà tri, tà kiến, mê tín, dị đoan v.v… phiền não nhiều như mây mù nên thối chí ngồi yên đó hưởng quả vị này mà không biết tiến lên nghiên cứu, thâm nhập tri kiến Phật ở các kinh điển như đã nói ở trên. Vì thế, không tiến lên được.

Càng ở đời tiếp sau, nhất là thời cuối cùng của thời mạt pháp nay, thì hoàn cảnh tu hành càng ngày càng tồi tệ hơn, những vị tu hành các pháp môn trên thấy thầy tu pháp môn gì cũng lại vội chớp lấy cúi đầu tu pháp môn đó, mà không biết rằng căn cơ trình độ của mình không thể chứng đắc, lại hoàn cảnh xã hội, nhân sinh đã không còn phù hợp. 

Nhưng vì sa vào tà tri, tà kiến nên khi được thiện tri thức chỉ dạy, họ nói: “xưa sư phụ ta tu gì nay tôi tu nấy” nên bao đời bao kiếp chẳng thể tiến bộ gì hơn, thận chí còn suy sụp hơn, đời này là hòa thượng, đời sau là chú tiểu, đời sau nữa bỏ hẳn chẳng tu như chúng ta đang thấy hôm nay, họ không chịu nghiên cứu kinh điển Phật, mà không chịu tiếp tục đi lên mà ngày càng suy sụp đạo hạnh là điều dễ hiểu.

Tình trạng đó khác nào người ngoài đời thường nói: “xưa ông cha tôi làm thế nào nay tôi làm thế đó”, cha ông họ khi cúng dường ông bà cha mẹ đã giết thú vật gà, lợn, trâu, bò v.v… mê tín, dị đoan họ cũng cứ làm theo nên khi nghiệp báo đến phải đọa vào địa ngục. 

Vì thế, trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm thứ ba: 

Thí dụ, đức Phật đã lấy hình ảnh ngôi nhà lửa Tam giới để dụ cho những người con là chúng ta, đã chìm đắm trong đó, mà lấy công danh, địa vị, tiền của, nhà cửa, ô tô, xe hơi, gái đẹp, nhà lầu v.v… làm niềm vui thích, mà không biết rằng đó là nguồn cơn của tham, sân, si, dẫn ta vào nghiệp chướng tội báo, mà đọa vào địa ngục khó có ngày ra. Hay ngay cả được nhập vào hành Tiên, Thánh, khi hết phước báo lại phải đầu thai làm người trần, lại tiếp tục sinh tử luân hồi không dứt, mà họ không biết, cứ vậy say sưa, rảo chơi như mấy người con trong nhà lửa mà không biết sợ.

Hoặc khi chứng quả Thanh văn, Duyên giác cho là đủ, chẳng chịu tu hành tiếp, ngồi ỳ với quả vị nhỏ nhoi này chẳng biết tiến vào Đại thừa, làm việc lợi ích chúng sinh, mở lòng từ bi rộng lớn, chuyển bánh xe pháp luân, mà tu hành thành Bồ tát bất thối, thành Phật như lời Phật dạy.

Đức Phật đã phải lấy hình ảnh hóa thành mà khuyên nhủ chẳng phải hàng phàm phu mà ngay cả người tu hành tiểu thừa, quả Thanh văn, Duyên giác, nếu họ muốn thành Bồ tát, thành Phật thì phải đi tiếp, ngôi nhà giữa sa mạc đây là Phật hóa ra đó thôi, nó sẽ phải hoại tan, muốn tìm quả báu phải đứng lên mà đi tiếp. 

Và cuối cùng, chính là Phật đã cho chúng ta kinh Niệm Phật Ba La Mật, mà trong đó có ba kinh là: kinh Chú Vô Lượng Thọ Chân Ngôn và Tịnh Độ, kinh Vô Lượng Thọ Tông Yếu Chân ngôn, kinh Công Đức Bảo Sơn Đà Ra Ni để lấy đây tu hành, mà về Tây phương cực lạc, để một đời thành Bồ tát bất thối, thành Phật. Vì thế trong phẩm thứ hai phương tiện, Phật Thích Ca Mâu Ni nói: 

“Xá Lợi Phất! Như Lai hay các món phân biệt, khéo nói các pháp lời lẽ êm dịu, vui đẹp lòng chúng.

Xá Lợi Phất! Tóm yếu mà nói đó, vô lượng vô biên pháp vị tằng hữu, đức Phật thảy đều trọn nên.

Thôi, Xá Lợi Phất! Chẳng cần nói nữa. Vì sao? Vì pháp khó hiểu ít có thứ nhất mà Phật trọn nên đó, chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu tột tướng chân thật của các pháp, nghĩa là các pháp: tướng như vậy, tính như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, trước sau rốt ráo như:

Chín bộ pháp của ta
Thuận theo chúng sinh nói
Vào Đại thừa làm gốc
Nên mới nói kinh này.

Có phật tử tâm tịnh
Êm dịu cũng lợi căn,
Nơi vô lượng các Phật
Mà tu đạo sâu mầu,

Vì hàng phật tử này
Nói kinh Đại thừa đây.
Ta ghi cho người đó
Ðời sau thành Phật đạo

Bởi thâm tâm niệm Phật
Tu trì tịnh giới vậy
Hạng này nghe thành Phật
Rất mừng đầy khắp mình,

Phật biết tâm của kia
Nên vì nói Đại thừa.
Thanh văn hoặc Bồ tát,
Nghe ta nói pháp ra

Nhẫn đến một bài kệ
Ðều thành Phật không nghi.
Trong cõi Phật mười phương
Chỉ có một thừa pháp

Không hai cũng không ba
Trừ Phật phương tiện nói
Chỉ dùng danh tự giả
Dẫn dắt các chúng sinh

Vì nói trí tuệ Phật.
Các Phật ra nơi đời
Chỉ một việc này thực
Hai thứ chẳng phải chân.

Trọn chẳng đem tiểu thừa
Mà tế độ chúng sinh,
Phật tự trụ Đại thừa
Như pháp của mình được

Ðịnh, tuệ, lực trang nghiêm
Dùng đây độ chúng sinh.
Ta có sức phương tiện
Mở bày khắp ba thừa

Tất cả các Thế Tôn
Ðều nói đạo nhất thừa.
Nay trong đại chúng này
Ðều nên trừ nghi lầm

Lời Phật nói không khác
Chỉ một, không hai thừa…
Vô số kiếp đã qua
Vô lượng Phật diệt độ

Trăm nghìn muôn ức Phật
Số nhiều không lường được,
Các Thế Tôn như thế
Các món duyên thí dụ

Vô số ức phương tiện
Diễn nói các pháp tướng, 
Các đức Thế Tôn đó
Ðều nói pháp Nhất thừa
Ðộ vô lượng chúng sinh
Khiến vào nơi Phật đạo.

Các bạn đồng tu thân mến! 

Qua những lời tâm sự của bạn Xuân Trường, người phật tử đã nhiều năm tu hành tại Tây Tạng nói về tâm sự khi rời Tây Tạng về Việt Nam tu hành Tịnh độ tại làng Phổ Đà Liên Hoa Tịnh độ, thành phố Hải Phòng, nên tôi chia sẻ với các bạn về những lời này. 

Chúc các bạn tinh tấn tụng kinh, niệm Phật để mau thâm nhập vào tri kiến Phật, tu hành mau thành tựu quả vị Bồ tát, thành Phật. Muốn vậy trước tiên phải tinh tấn niệm danh hiệu Phật A Di Đà, một lòng cầu nguyện vãng sinh Tây phương cực lạc, làm các việc làm công đức, hoằng dương Phật pháp, in ấn kinh điển, giúp đỡ người nghèo khổ v.v… lấy đây hội đủ phước duyên, để khi lâm chung được Phật A Di Đà và đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát tới tiếp dẫn về Tây phương cực lạc, sinh trên sen báu, mau thành Bồ tát bất thối, thành Phật.

Chúng ta hãy khuyến tấn động viên nhau tinh tấn trì niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, một lòng cầu nguyện vãng sinh Tây phương cực lạc, phát tâm bồ đề, sám hối làm lành, hoằng dương Phật pháp để nắm chắc phần quyết định khi lâm chung, được Phật A Di Đà và đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát cùng hàng Thánh chúng tới tiếp dẫn về Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà, sinh trên sen báu.

Các bạn đồng tu thân mến!

Tôi đã nhìn thấy nhiều đóa sen đẹp đang nở trên ao bẩy báu, nước tám công đức mà các bạn gieo trồng trên ao Tây phương cực lạc. Hãy chăm chút cho hoa sen càng thêm lớn, lộng lẫy, để sau này ta về đó tọa trên sen này, nghe Phật thuyết pháp nhé, xin đừng để nó lụi tàn đi. Chín phẩm sen vàng đang đợi chúng ta dự phần đấy.

Cư sĩ Quảng Tịnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Xem thêm