Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vượt qua nỗi đau mất người thân, sống sâu như Phật dạy

Với những giáo pháp từ bi và trí tuệ mà Đức Phật dạy, thân quyến của người đã khuất sẽ có cái nhìn thiết thực, thể hiện được tình cảm của bản thân đối với người đã khuất một cách đúng đắn, hợp tình hợp lý, không chỉ làm lợi cho mình mà cho cả người thân của mình, cho cả những người xung quanh.

Nỗi đau mất người thân, làm cách nào để vượt qua?

Nỗi đau mất người thân, làm cách nào để vượt qua?

Giáo lý vô thường 

Bài liên quan

Theo nhân sinh quan của đạo Phật, tất cả mọi sự đều vận hành theo quy luật vô thường. Sinh - trụ - dị - diệt, mạng sống của con người cũng không ngoại lệ. Chết là lẽ tất nhiên của kiếp người, chỉ có điều là chết sớm hay muộn và chết như thế nào mà thôi.

Dẫu biết rằng sự qua đời của những người thân yêu là một nỗi đau khó lòng chịu đựng, nhưng đấy là một định luật của tự nhiên, diễn ra đối với tất cả mọi người chứ không riêng gì bản thân mình. Người thân của mình từ từ từng người một rời mình ra đi, và hơn hết là chính bản thân mình cũng phải đến lúc ra đi. 

Ngày xưa, lúc Đức Phật còn tại thế, khi Ngài đang ở tịnh xá Kỳ Hoàn, có bà Kisa-Gotami bị mất đứa con một yêu quý của mình. Bà chưa bao giờ thấy cái chết nên khi người ta mang thi thể đứa bé đi thiêu, bà không cho, tưởng là nó còn sống. Bà bế thây chết chạy từ nhà này tới nhà khác để xin thuốc cứu con.

Có người hiểu, chỉ cho bà đến gặp Phật. Phật bảo bà đi tìm một nắm hạt cải trắng của nhà nào từ trước đến giờ chưa có ai chết đem về cho Ngài, Ngài sẽ cứu cho. Vâng theo lời Phật, bà đi khắp từ sáng đến chiều, hỏi nhà nào cũng có người thân đã chết. Cuối cùng mệt mỏi, bà chợt hiểu ra, người chết quá nhiều so với người trong làng, không riêng con bà, không phải một mình bà chịu sự vô thường đó. Nhờ vậy mà bà cảm thấy lòng vơi bớt đau thương và chấp nhận sự thật rằng, con mình đã qua đời.

Như vậy ban đầu bà Kisa nghĩ rằng sự vô thường chỉ đến với mình, riêng một mình bà phải chịu, và đó cũng là việc bà không bao giờ nghĩ tới, nhưng nó đã đến quá bất ngờ. Phật khéo léo giúp cho bà thức tỉnh, thấy rõ những người chung quanh cũng từng chịu chung cái khổ đó, đâu phải chỉ riêng bà, khiến cho bà tỉnh ngộ.

Con người thường chịu những cú sốc khi phải đối diện sự thật người thân của mình ra đi.

Con người thường chịu những cú sốc khi phải đối diện sự thật người thân của mình ra đi.

Không riêng gì bà Kisa, bất cứ ai hiểu được định luật vô thường của cuộc sống, luôn quan sát sự vận hành của nó trong cuộc đời và vận dụng nó vào trong đời sống của mình thì đều có thể đủ tỉnh thức, đủ mạnh mẽ để đối diện với sự thực về cái chết của người thân yêu, và thậm chí khi chính bản thân họ phải đối diện với lưỡi hái của thần chết, họ cũng không quá nao núng, hoảng hốt.

Người ta biết trân trọng giờ phút hiện tại hơn, biết sống một cách trọn vẹn hơn, những gì cần làm họ đều làm xong trong ngày nay chứ không hẹn đến ngày mai, vì họ không biết chắc ngày mai mình sẽ ra sao, liệu có còn sống trên đời này nữa hay không.

Giáo lý nhân quả, nghiệp báo

Bài liên quan

Cùng với giáo lý vô thường, sự hiểu biết về giáo lý nhân quả, nghiệp báo cũng góp phần không nhỏ trong việc điều chỉnh thái độ, hành vi, cách biểu hiện tình cảm của thân nhân người đã khuất, giúp họ biết cách biểu hiện tình cảm, hành vi một cách tích cực và phù hợp. Có nhiều người đau thương quá đỗi vì người thân của họ ra đi đột ngột, ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, khi sự nghiệp đang trong giai đoạn khởi sắc, hoặc chết trong một tình cảnh quá bi đát, thê thảm. Họ không cam lòng, không thể nào chấp nhận một sự thật phũ phàng như thế, do đó họ phải sống trong tâm trạng đau thương, buồn khổ dài ngày, có khi đến cả vài tháng, vài năm. Họ cần hiểu được rằng, mọi sự diễn tiến trong cuộc sống của con người đều có sự tham gia của luật nhân quả, nghiệp báo.

Theo luật nhân quả và nghiệp báo, đã gieo nhân thì phải lãnh quả, nghiệp do mình đã tạo thì chính mình phải chịu sự tác động, ảnh hưởng của nghiệp nhân ấy chứ không ai khác. Không ai có quyền thưởng phạt, định đoạt sinh mạng của con người cả, và cũng không phải những diễn tiến trong cuộc đời chỉ đơn thuần là sự ngẫu nhiên, một sự ngẫu nhiên vô lý, xui xẻo. Người thân của mình bị chết một cách không bình thường, âu cũng là do duyên nghiệp mà chính họ đã tạo ra trong quá khứ và cả hiện tại, đấy là hậu quả của những nghiệp nhân bất thiện của họ. Để giúp đỡ, bày tỏ tình cảm thương yêu, quý mến đối với họ thì mình nên làm các việc phước thiện để hồi hướng công đức cho họ, với hy vọng chuyển bớt phần nào nghiệp nhân bất thiện mà họ đã gieo trồng.

Nếu chỉ biết trầm mình trong nỗi đau thương, buồn khổ và than khóc thì chẳng những không ích lợi gì cho họ, mà chính mình cũng bị họa lây, bị suy nhược cơ thể, suy sụp tinh thần, ảnh hưởng tiêu cực đến những sinh hoạt của cuộc sống. Một khi người ta đã ý thức rõ về điều này rồi thì sẽ hạn chế bớt những hành vi, thái độ bất thường, giảm bớt tâm trạng bi thương thái quá, và đôi khi có những chuyển hướng tích cực trong chính đời sống cá nhân, biết thương yêu, quan tâm và chia sẻ với mọi người hơn, biết sống tốt hơn.

Nghi thức, lễ nghi tổ chức tang lễ của Phật giáo

Cúng thất tuần theo truyền thống Phật giáo để giúp đỡ cho người thân sau khi chết.

Cúng thất tuần theo truyền thống Phật giáo để giúp đỡ cho người thân sau khi chết.

Trước hết là nghi thức hộ niệm lúc lâm chung quyết định đến sự tái sinh của người đã khuất. Với người tu thiền thì khi hộ niệm, người ta thường nói lên những lời pháp ngữ, để khai thị, định hướng tâm thức cho người hấp hối, giúp họ an định tâm thần, dứt bỏ mọi ràng buộc của thế gian mà ra đi một cách nhẹ nhàng, thanh thản; đối người những người tu theo pháp môn Tịnh độ, khi hộ niệm, người ta thường trì niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà nhằm nhắc nhở người hấp hối hướng tâm về Ngài, phát nguyện sanh về cảnh giới Tây phương Cực lạc…

Hộ niệm giúp an định tâm thần cho người hấp hối và trợ lực cho họ, để họ được thác sinh về cảnh giới an vui, hạnh phúc. Với thân quyến của người sắp lâm chung, được chư Tăng Ni đến hộ niệm thì làm cho sức gia trì, hộ niệm càng thêm mạnh mẽ, có sự tác động rất lớn đến người sắp lâm chung cũng như đối với gia quyến. Những lời chỉ dẫn, những pháp thoại ngắn của chư Tăng Ni đối với thân bằng quyến thuộc của người quá cố trong những ngày diễn ra tang lễ có công năng chuyển hóa rất nhiều, những lời dạy ấy có thể chuyển đổi rất nhiều trong nếp nghĩ, nếp sống của gia quyến.

Ngoài ra, thực tập chánh niệm cũng giúp ích không nhỏ trong việc chuẩn bị tâm lý để đối diện với nỗi đau mất người thân và vượt qua nỗi đau này. Chánh niệm là một pháp tu quan trọng của Phật giáo. Chánh niệm giúp cho hành giả tỉnh giác trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, dù thăng hay trầm, dù hạnh phúc hay đau khổ.

Tóm lại, trong trường hợp đối diện với sự qua đời của người thân, người tu tập theo Phật sẽ không quá ngỡ ngàng, không quá bị sốc, vì họ thấu hiểu lẽ vô thường của cuộc sống, do vậy, thay vì chỉ biết than khóc, suy sụp tinh thần, họ sẽ tìm cách trợ duyên cho người thân đã quá cố để người ấy được thoát khỏi những cảnh khổ đau.

Xem thêm:

Bài liên quan
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Hiểu về tâm hỷ

Phật giáo thường thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Xem thêm