Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 14/05/2018, 11:07 AM

Những huyền bí quanh tượng "ông Phật đen" ở Quan Âm tu viện Biên Hòa

Tôi đi cùng một người bạn, đứng thật lâu trước một pho tượng trong sân Quan Âm tu viện trên đường Nguyễn Ái Quốc (P. Bửu Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai). Pho tượng khá cao, màu đen tuyền, bóng loáng. Đặt phía sau một tượng Phật, pho tượng được che mưa nắng bằng một mái ngói sừng sững với tháng ngày.

Sự ra đời của tượng Địa Tạng

"Anh có biết xuất xứ tượng này không?'. Hỏi nhưng không đợi tôi trả lời, anh bạn nói tiếp: "Đây là tượng Địa tạng, trước đây đặt bên trong nghĩa trang Đô Thành (sau còn gọi là nghĩa trang Chí Hòa) ở TP.HCM. Tháng 8 năm 1986, tượng được di dời về đây, trả lại phần đất để cải tạo thành công viên Lê Thị Riêng".
 Tượng "ông đen" Địa Tạng tại nghĩa trang Đô Thành (ảnh tư liệu)
Rộng 25 ha, nghĩa trang Đô Thành là nơi an nghỉ của những người có gia cảnh khó khăn, những mảnh đời vất vưởng và những xác chết vô thừa nhận. Năm 1968, Tết Mậu Thân, nhiều trận đánh ác liệt diễn ra ngay trong thành phố. Thi thể của những người tham chiến nằm trên đường trong nhiều ngày vẫn không người đến nhận và có nguy cơ phân hủy.

Chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ cho đào một hố lớn và sâu bên trong nghĩa trang để đưa những thi thể xuống đó. Do quá nhiều nên chỉ sau vài ngày, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc làm ảnh hưởng đến cả khu vực dân cư sống chung quanh. Trong suốt tuần, nhiều nhà phải đóng cửa, có người phải bỏ đi nơi khác tránh mùi.
 Tượng Địa Tạng tại Quan Âm tu viện Biên Hòa.
Không lâu sau đó, những tin đồn, câu chuyện được thêu dệt đến độ rợn người lần lượt được truyền đi khiến người dân không khỏi hoang mang.

Trước sự việc như vậy, hội Phật tử Long Hoa đã đứng ra xây một am nhỏ để thờ và cầu siêu cho các oan hồn uổng tử. Am xây lên. Kinh kệ được tụng hàng đêm nhưng những câu chuyện được thêu dệt vẫn không giảm bớt. Hội mới nghĩ đến việc xây chùa ở cổng nghĩa trang. Nhưng rồi việc xây chùa cũng không giải quyết được gì. Bà quản tự kể lại, đêm nào bà cũng nằm mơ thấy có "ông đen” từ đầu đến chân tự xưng là “Địa Tạng” bảo đắp tượng ông dựng ở ngoài để thờ sẽ hết.

Qua lời kể của bà quản tự, nhiều người đề xuất, cần phải có một tượng Địa Tạng Bồ Tát. Theo Phật giáo Đại thừa, Địa Tạng Vương là một trong 6 vị Bồ Tát thường được xem như là vị Bồ Tát của chúng sanh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.

Đề xuất được chấp thuận và hội đã tìm đến điêu khắc gia Đặng Trần Mai Lân để nhờ thực hiện. Điêu khắc gia Mai Lân là tác giả của các pho tượng Phù Đổng ở ngã 6 Sài Gòn, tượng Lê Lợi ở Chợ Lớn, tượng Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành...

Khi mọi người tìm đến, chính ông Mai Lân thừa nhận ông cũng nằm mơ thấy có "ông đen" hiện ra bảo ông đắp tượng theo kích thước cao 3,35m, ngang 0,75m, đế cao 3m, vòng tròn 4,10m.

Công việc đắp tượng được tiến hành vào năm 1971 với nguyên liệu là khối đá Italia đen nặng gần chục tấn. Chỉ huy 5 người thợ, ông Mai Lân đã làm việc trong 40 ngày mới hoàn thành.

Ngày dựng tượng, khi xe cẩu đưa tượng lên đế, tượng đã tự xoay về hướng đông rồi đứng vững luôn mà không cần thêm một sự trợ giúp nào.

Về nơi cư trú mới

Từ ngày có "ông đen" Địa Tạng ngự trị tại nghĩa trang Đô Thành, những lời đồn đại vơi dần, trả lại sự bình yên cho mọi người. Thế nhưng bù vào đó lại là những lời đồn về sự hiện diện của "ông đen"...
 Quan Âm tu viện nơi đặt tượng Địa tạng (Ảnh: Trí Bùi - VTC News).
Năm 1980, đứng trước sự phát triển của thành phố, UBND TP.HCM nghĩ đến việc giải tỏa các nghĩa trang để xây dựng công viên. Hai nghĩa trang được nhắm đến là Đô Thành và Mạc Đĩnh Chi lần lượt bước vào giai đoạn giải tỏa.

Năm 1986, công tác giải tỏa nghĩa trang Đô thành cơ bản hoàn thành. Chỉ còn lại tượng Địa Tạng chưa được di dời. Dư luận tiếp tục đồn thổi. Nào là đơn vị thi công cho 6 xe đến ủi để sập tượng nhưng cả 6 xe khi đến gần thì tắt máy. Nổ máy để lui thì được nhưng vô số tới thì không thể. 

Trước những tin đồn huyễn hoặc đó, nhiều cơ sở của Phật giáo đề nghị chính quyền cho di dời tượng về chùa của mình nhưng cuối cùng chỉ có Quan Âm tu viện ở Biên Hòa được chấp thuận.
 Công viên Lê Thị Riêng trước đó là nghĩa trang Đô Thành.
Đoàn của Quan Âm tu viện gồm có một nữ Phật tử làm trưởng đoàn và 6 người thợ với đầy đủ dụng cụ. Nghi thức cúng lễ bắt đầu từ tối 23/8/1986 kéo dài đến sáng hôm sau mới bắt đầu khai búa.

6 người thợ đục đẽo cật lực cho đến sáng nhưng vẫn không thấm vào đâu. Bà con chung quanh cùng nhau hỗ trợ, thay phiên đục cho đến gần trưa mới lộ ra cây sắt bên trong. Rồi cứ thế tiếp tục cho đến 17 giờ, 2 xe cẩu được mang tới. Xe cẩu có nhiệm vụ giữ tượng cho thăng bằng để thợ hàn cắt sắt.

Lửa tóe lên. Những thanh sắt lìa ra. Cho đến khi sắt được cắt xong và tượng được đưa lên xe thì trời đã tối... Tượng được đưa thẳng về Quan Âm tu viện theo đường Quốc lộ 1K và  an vị cho đến bây giờ.

Anh bạn tôi dừng câu chuyện lại. Anh nói tiếp: "Chuyện xảy ra đã lâu tôi không thể nhớ hết. Cũng may, nhờ bà Diệu Ngọc, người được ủy nhiệm đứng ra di dời pho tượng đã kể lại câu chuyện qua tập hồi ký mà tôi có dịp đọc được nên mới biết mà truyền đạt lại cho anh. Giờ thì chúng ta cùng chiêm ngưỡng các pho tượng ở đây và tham quan chùa nhé". Tôi gật đầu đồng tình với anh...

Theo vietnamnet.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm