Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/06/2018, 15:40 PM

Những khúc tâm tình về Phật giáo Xứ Nghệ

Trước khi viết bài này, trước đó tác giả đã có bài viết: “Phật giáo trên đất xứ Nghệ” [1], nói về lịch sử hình thành, phát triển của Phật giáo trên đất Nghệ An xưa và lòng mong mến, khát ngưỡng của người dân nơi đây đối với Phật pháp. Qua hơn 3 năm, nhân mùa Phật Đản, Phật lịch 2562 lại về, tác giả xin được viết lên đôi dòng cảm mến, chia sẻ những cảm nhận về sự đổi thay của đạo pháp nơi đây.

Điều cảm nhận đầu tiên đó là quang cảnh các ngôi chùa mà tác giả đã có dịp được tham quan, chiêm bái như chùa Đại Tuệ (huyện Nam Đàn), chùa Diệc (Tp.Vinh), chùa Cổ Am (huyện Diễn Châu), chùa Viên Quang (huyện Nam Đàn), chùa Đức Hậu (xã Nghi Đức, Tp.Vinh), chùa Phổ Môn, chùa Phúc Lạc (huyện Nghi Lộc), chùa Cần Linh (huyện Hưng Nguyên)… đã có những nét thay đổi đáng kể về diện mạo và nề nếp sinh hoạt, hầu hết các chùa đều đang được tiếp tục phục dựng và xây mới, cơ sở vật chất và điều kiện sinh hoạt được nâng lên; trong các chùa, đều có bóng dáng các vị tăng, ni tu tập và hoằng pháp, các thời khóa tu được tổ chức một cách thường xuyên, phật tử các nơi vân tập về chùa tu học ngày một đông, công tác phật sự cũng được quan tâm, tổ chức gắn với các hoạt động văn hóa - văn nghệ, các sự kiện lớn như ngày lễ Phật Đản, ngày vía Phật … 
 Đêm hội hoa đăng và khánh thành nhà cư sĩ tại chùa Diệc, Tp.Vinh
 Phật tử chùa Diệc 
Để đáp ứng yêu cầu của quý phật tử, một số chùa còn tổ chức lễ hằng thuận cho các đôi vợ chồng trẻ trước khi họ bắt đầu vào cuộc sống hôn nhân gia đình. Lễ hằng thuận là một nét văn hóa mới, mang ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội hiện đại. 

Cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Phật với trí tuệ vĩ đại đã có những lời dạy để giữ gìn hạnh phúc trong đời sống vợ chồng mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị [2]. Do đó, việc tổ chức lễ hằng thuận trong chùa là một nhu cầu thiết thực, nhằm đưa những lời dạy của đức Phật đến với những đôi vợ chồng trẻ, giúp họ có thêm niềm tin sâu sắc và thấm nhuần đạo màu của đấng Như Lai trên con đường tu tập.
 Trong không khí trang nghiêm, ấm cúng, thấm đượm tình đạo vị, tại chùa Đức Hậu (xã Nghi Đức, Tp.Vinh), ĐĐ.Thích Định Tuệ đã có đôi lời pháp nhũ gửi đến hai bạn trẻ Duy Tú - Hương Giang, trước khi chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân gia đình.

Trong một lần đến tham dự một buổi lễ tại chùa Phổ Môn trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, tác giả có ấn tượng rất sâu sắc bởi tiếng chuông, trống bát nhã nơi đây, gợi lên trong tác giả một cảm giác rất đỗi quen thuộc về một chốn già lam cổ kính; đồng thời, tiếng chuông, trống bát nhã như giục giã hành giả rũ sạch mọi phiền não của thế gian để quay trở về với tự tánh thanh tịnh của chính mình. Quả thật là: 

Mộ cổ thần chung cảnh tỉnh ái hà danh lợi khách
Kim kinh ngọc kệ thoát hồi khổ hải mộng mê nhơn”. [3]

Trở về kinh điển, theo như trong kinh Tăng Nhất A Hàm có chép: Mỗi khi nghe tiếng chuông ngân lên, thì các hình phạt trong các ác đạo tạm thời dừng nghỉ, chúng sinh nào đang chịu những hình phạt ấy cũng được tạm thời an vui.

Trong chuyện Cảm Thông cũng có chép: "Ngày xưa khi đức Phật Câu Lưu Tôn ở tại viện Tu Đa La xứ Càng Trúc đã có tạo một quả chuông bằng đá xanh, thường vào lúc mặt trời vừa mọc, khi tiếng chuông ấy vừa ngân lên thì trong ánh mặt trời ấy có các vị hóa Phật hiện ra, diễn nói 12 bộ kinh, làm cho người nghe được chứng thánh quả không kể xiết".

Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật cũng bảo ngài La Hầu La đánh chuông để giảng cái lý cho Tôn giả A Nan nghe.
Chuông chùa Phổ Môn
Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng… Xưa tại Ấn Độ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi đức Phật còn tại thế, dùng nó để tập hợp chúng tăng Bố tát, nghe pháp…

Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật dạy:

"Này A Nan, ngươi hãy nghe tiếng trống mỗi khi dọn cơm xong, nghe tiếng chuông mỗi khi nhóm họp đại chúng trong tinh xá Kỳ Đà Hoàn này. Tiếng trống hoặc tiếng chuông ấy trước sau nối tiếp nhau. Vậy, theo ý ông, mỗi khi ông nghe được các thứ tiếng ấy là vì nó tự bay đến bên tai ông, hay tai ông đến nơi chỗ phát tiếng ấy?”. (Đây là lúc đức Phật chỉ cái Tâm cho ngài A Nan).

Trong kinh Kim Quang Minh có chép: "Một hôm người Tín Trưởng Bồ tát nằm mộng thấy một cái trống bằng vàng. Trống ấy có chiếu ra hào quang sáng rực như mặt trời. Trong hào quang có rất nhiều đức Phật đang ngồi trên tòa sen lưu ly đặt dưới những gốc cây quý. Xung quanh các đức Phật đều có trăm nghìn ức vị đại đệ tử đang ngồi nghe pháp. Lúc ấy có một đạo sĩ Bà la môn đang cầm dùi trống đánh mạnh vào chiếc trống vàng, tiếng trống vang rền nghe như lời kinh sám hối. Khi đã tỉnh mộng, ngài Tín Trưởng Bồ tát liền đem những điều mà mình đã thấy nghe trình lên đức Thế tôn".

Có lẽ, đạo Phật hơn hai ngàn năm gắn liền với dân tộc, tiếng trống, tiếng chuông chùa đã trở thành thân thương, gần gũi, quen thuộc và lắng đọng trong tâm hồn của mỗi người dân.

“Văn chung thanh phiền não khinh,
Trí huệ trưởng bồ đề sanh,
Ly địa ngục xuất hỏa khanh,
Nguyện thành Phật độ chúng sanh.

Dịch nghĩa:

Nghe được tiếng chuông, phiền não liền nhẹ,
Trí huệ thêm lớn, sanh tâm bồ đề,
Ra khỏi địa ngục, vượt thoát hầm lửa,
Nguyện được thành Phật, để độ chúng sanh”.[4]

Đặc biệt, trong các phật tử vân tập về các chùa để tu tập Giới - Định - Tuệ, điều đáng mừng là ngày càng có nhiều phật tử trẻ, điều đó cho thấy ý thức, sự quan tâm cầu học của một bộ phận giới trẻ hiện nay đối với Phật pháp. Nhất là trong hoàn cảnh xã hội đã có nhiều sự thay đổi, bên cạnh một bộ phận có lối sống phóng túng, chạy theo thời cuộc, thì vẫn có một bộ phận giới trẻ ý thức sâu sắc được những giá trị cốt lõi của cuộc sống, hướng tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ, tu học Phật pháp để hoàn thiện bản thân và quay trở về với tự tánh thanh tịnh của chính mình, đó là điều thật đáng quý. 
 Phật tử trẻ chùa Diệc trong một khóa tu
Cuối cùng, điều tác giả cảm nhận được trong không khí trang nghiêm nhưng cũng thấm tình đạo vị ở các chùa đó là tình bạn đạo, pháp lữ của các tu sĩ, học tăng và các phật tử luôn song hành, đúng với câu tục ngữ: “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”. Bạn trong đạo gọi là pháp lữ, là bạn đồng tu, là thiện hữu tri thức, một môi trường tu học tốt đúng với đường hướng chánh pháp, có các bậc đạo sư, các bậc đồng phạm hạnh sống và tu học theo tinh thần hòa hợp như nước với sữa, có tình pháp lữ, chan chứa đạo tình chính là nơi trưởng dưỡng đạo tâm, phát triển đạo nghiệp cho mỗi người con Phật.

Có thể nói, đã có một sự thay đổi lớn về đạo Pháp nơi đây, từ trong những phế tích dần già đã được hồi sinh, như hoa ưu đàm bát la đang nở, báo hiệu những điều cát tường đang tới.

Minh Hải
-
Chú thích
[1] http://m.phatgiao.org.vn/tu-lieu/201504/Phat-giao-tren-dat-xu-Nghe-17891/
[2] Trường Bộ II, kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt
[3] Câu đối trong các chùa, nghĩa là “Trống sớm chuông chiều, thức tỉnh khách trần đang đắm chìm trong vòng danh lợi. Kinh vàng kệ ngọc, giải thoát kiếp người khỏi biển khổ mộng mê”
[4] Bài kệ thỉnh chuông trong các chùa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm