Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/10/2018, 08:36 AM

Những người bà hai lần làm mẹ

Người ta thường nói trong đời, con người có 2 lần làm trẻ con: 1 lần khi sinh ra và 1 lần khi về già. Còn tôi thấy cuộc đời của người bà có 2 lần làm mẹ: 1 lần khi sinh con và 1 lần khi những đứa cháu ra đời. Hơn 50 năm bà đã vất vả làm việc, một mình chăm sóc con cái và vun vén lo cho gia đình nhỏ. Đến tuổi già bà nghĩ sẽ có chút thời gian nghỉ ngơi dành cho bản thân nhưng không biết từ lúc nào đã bị cuốn theo guồng quay gia đình một lần nữa, khi những đứa cháu nhỏ của bà ra đời và lớn lên. 

Chồng mất sớm. Về hưu hơn 10 năm. Nhịp sống của bà M – hàng xóm nhà tôi cứ đều đặn theo “thời khóa biểu” định sẵn: 6 giờ sáng bà gọi các cháu dậy đi học. Rồi tự tay đóng mở cổng cho 3 đứa cháu của mình lần lượt đến trường. Rồi lại tất tả đi chợ về nấu cơm trưa cho mấy đứa nhỏ ăn. Dọn dẹp nghỉ ngơi một chút lại đến giờ chiều đón cháu và nấu cơm tối. Có những đêm con cái đi nhậu về khuya, bà lại vò võ thức ngóng con về để khóa cổng rồi mới yên tâm đi ngủ…
                                             Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Nhiều người sẽ nghĩ cuộc sống của người bà như vậy là bình thường, hạnh phúc khi được chăm sóc và quây quần bên con cháu, có gì đặc biệt hay đáng kể đâu. Vâng, nhịp sống đó sẽ được coi là bình thường khi người bà thấy vui vẻ và “tự nguyện” với “công việc” của mình. Nhưng thỉnh thoảng tôi ngồi nghe bà tâm sự về việc con cháu quá phụ thuộc và ỷ lại vào mình khiến bà cảm thấy “quá sức” và cảm giác như đang quay trở lại thời con mọn, cả ngày tất bật cháu chắt quay cuồng... Chẳng bao lâu căn bệnh thoái hóa khớp của bà tái phát. Nhìn bà tôi thấy chua xót trong lòng!

Người ta thường nói trong đời, con người có 2 lần làm trẻ con: 1 lần khi sinh ra và 1 lần khi về già. Còn tôi thấy cuộc đời của người bà có 2 lần làm mẹ: 1 lần khi sinh con và 1 lần khi những đứa cháu ra đời. 

Hơn 50 năm bà M đã vất vả làm việc, một mình chăm sóc con cái và vun vén lo cho gia đình nhỏ. Đến tuổi già bà nghĩ sẽ có chút thời gian nghỉ ngơi dành cho bản thân nhưng không biết từ lúc nào đã bị cuốn theo guồng quay gia đình một lần nữa, khi những đứa cháu nhỏ của bà ra đời và lớn lên. 

Giống như một câu nói vui trên mạng về cuộc đời người con gái: 18 năm làm công chúa, 1 ngày làm hoàng hậu, 9 tháng 10 ngày làm quý phi, cả đời còn lại làm nô tỳ. Mỗi giai đoạn trong cuộc đời được ví von như trên bởi sự thay đổi vai trò trong cuộc sống của người phụ nữ. Từ thời con gái, đến khi làm vợ, rồi làm mẹ, mỗi quãng thời gian lại đem đến một trải nghiệm khác nhau. “Cả đời còn lại làm nô tỳ” là cách nói hài hước nhưng có lẽ lại là cách miêu tả đúng cuộc đời của những người bà trong xã hội hiện nay.

Tâm lý “mẹ chăm con không bằng bà chăm cháu” vô tình đã trở thành một quy luật bất thành văn trong mối quan hệ gia đình Việt Nam. Có lẽ hầu hết những người con dâu, thậm chí là con gái đều nghĩ rằng nghĩa vụ đương nhiên của ông bà là phải trông cháu. 

Thứ nhất, đó là “trách nhiệm”, là “thiên chức” của ông bà. Thứ hai, cha mẹ phải có nghĩa vụ giúp đỡ con cái. Nhiều người già phải chăng cũng nghĩ vậy nên dù bận bịu kiếm sống để tiếp tục nuôi bản thân, hay dù yếu mệt thế nào cũng vẫn cố gắng trông cháu giúp các con. Thế nên người già ở Việt Nam ở tuổi nghỉ hưu, sau mấy chục năm lao động quần quật không nghỉ ngơi, giờ có chút lương hưu và khoảng thời gian ngơi nghỉ nhưng (bỏ) cũng chẳng sử dụng được chỉ vì phải trông nom con cháu.

Rất ít có bậc cha mẹ nào lại không thương con, thương cháu và giúp được con cháu chút nào hay chút ấy là họ vui rồi, chứ không phải vì tiền bạc. Vì lẽ này mà chúng ta lầm tưởng ông bà trông cháu là chuyện đương nhiên, nhưng thực ra trông cháu không phải nhiệm vụ của ông bà. 

Nhiều người đi làm về muốn tiếp tục đi chơi với bạn bè, gọi điện về nhờ ông bà đón cháu, tắm rửa, cho ăn, dạy học hộ con. Ông bà đành phải chấp nhận, cho dù họ đã có cả ngày dài mệt mỏi, cũng muốn nghỉ ngơi hoặc đi đâu đó cho khuây khỏa đầu óc. 
                                           Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Tại sao con mình đẻ ra nhưng lại bắt ông bà phải trông nom? Bởi khi quyết định trở thành cha, thành mẹ nghĩa là bản thân chúng ta cũng phải sẵn sàng với trách nhiệm to lớn đằng sau đó và chăm sóc con cái là nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ. Xin đừng đẩy gánh nặng ấy sang cho ông bà rồi hồn nhiên cho rằng đó là lẽ dĩ nhiên ở đời. Ông bà đã một đời lam lũ nuôi con, đến khi tuổi về già điều mà con cháu nên làm là báo hiếu và để ông bà nghỉ ngơi. Đừng vì sự ích kỷ của mình mà đẩy lên vai ông bà gánh nặng chăm cháu. Công việc vất vả như vậy sao nỡ để ông bà, những người đều đã ở vào độ tuổi sức chẳng còn, chân tay yếu phải đảm đương?

Những người có tư tưởng giao con cháu cho ông bà chăm sóc là chuyện đương nhiên có bao giờ thấy sự vất vả của cha mẹ khi chăm mình từ khi sinh ra đến bây giờ, rồi lại chăm con mình tương tự như thế. Nói về chữ hiếu, chúng ta luôn nghiêm khắc dạy bảo con cái chăm sóc cha mẹ khi về già phải làm thế này, thế kia với muôn vàn “bài học” và trách nhiệm. Nhưng khoan hãy nói đến chuyện hiếu thảo “quạt nồng ấp lạnh”, chỉ cần nghĩ đến nỗi vất vả của cha mẹ một chút thôi, những người con sẽ thấy “quy luật” “mẹ chăm con không bằng bà chăm cháu” là một quy luật chưa hợp lý. Hãy để người già được nghỉ ngơi.
                                     Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) 
“Tước đoạt” của người cao tuổi cuộc sống riêng tư, buộc họ phải có trách nhiệm trông cháu, giữ nhà, thay vì nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, thăm thú bạn bè, đi chơi… là một điều không đúng. Bởi ở tuổi nào cũng phải có một đời sống lành mạnh và biết yêu lấy bản thân mình, chăm sóc cho trí tuệ và có một đời sống tinh thần phong phú. 

Không ít người vô tâm cho rằng việc ông bà chăm sóc con cháu là “nước chảy xuôi”, là việc làm đương nhiên nên không nâng niu, trân trọng. Lại có người vì bận rộn, vì chạy theo nhiều mục đích cá nhân mà bỏ quên cha mẹ, xao nhãng trách nhiệm với cha mẹ, phó mặc con cái cho ông bà, đến lúc cha mẹ mất đi mới hối tiếc, mới đau khổ. 

Ngày 8/3, 20/10 hay ngày bất kỳ ngày lễ kỷ niệm đặc biệt nào, ông bà đâu có đòi hỏi con cháu phải mua quà đắt hay hoa to cầu kỳ, đôi khi chỉ là lời hỏi thăm sức khỏe ân cần, sắp xếp công việc rồi chở cha mẹ đến chùa nghe giảng pháp, hay những buổi chiều tan sở về nhà sớm để trông con, nấu bữa cơm tối để cả gia đình quây quần bên nhau. Sau đó dành cho ông bà khoảng thời gian riêng tư nghỉ ngơi chính là những món quà đáng quý rồi… 

Kim Tâm 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm