Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/08/2022, 17:35 PM

Những người gieo hạt

Từ những ngày đầu tiên đến lớp, chúng con đã được quý giáo thọ dạy rằng: “Một cái cây muốn lớn phải bắt đầu từ những hạt giống tốt. Chặng đường dài muốn đi hết phải vững vàng từ những bước chân đầu tiên”.

 Xuất phát điểm của chúng con là những hạt mầm chánh pháp được gieo trên thửa ruộng Bồ đề, còn quý giáo thọ là những “bác nông phu” ngày ngày tưới tẩm cho hạt mầm nước cam lồ tươi mát của tình thương, kiên nhẫn vun bón các chất dinh dưỡng của tri thức và đặt nhiều kì vọng vào một vụ mùa bội thu. Chặng đường dài ấy đến nay cũng dần khép lại, nhưng đồng thời mở ra một hành trình mới, khi chúng con phải tạm rời xa mái trường Trung cấp Phật học (TCPH) Đà Nẵng. Hành trang mang theo không chỉ là kiến thức học được mà còn đó biết bao nghĩa tình.

Trong những ngày cuối khóa còn được ngồi trên ghế nhà trường, có ai không khỏi nao lòng nghĩ về ngày chia tay gần đến, có ai không khỏi bùi ngùi niệm công ơn dạy dỗ của quý giáo thọ? Tình đạo thiêng liêng ấy chẳng thể lấy tháng ngày để tính đếm, cũng không thể đôi ba lời gói ghém hết được. Nhưng những Tăng Ni sinh khóa VIII trường TCPH Đà Nẵng vẫn đành mượn chút ngôn ngữ trần gian, vận hết lòng thành viết lên đôi dòng tâm tình cảm niệm và tri ân tới “những người lái đò” năm tháng.

UD

Duy tuệ thị nghiệp là gì?

Tất cả chúng con, mỗi người một nơi, một hoàn cảnh nhưng nhân duyên hội ngộ lại được cùng nhau tu học. Có những Tăng Ni sinh lần đầu tiên rời xa mái chùa Tổ, bỡ ngỡ, rụt rè bước đi trên con đường tìm cầu tri thức. Có những Tăng Ni xuất gia khi lớn tuổi, hơn nửa cuộc đời đi qua bao thăng trầm cuộc sống để rồi trở về nhẹ nhàng, sống đời tỉnh thức chốn thiền môn. Cũng có quý cô chú còn đang ngồi trên ghế nhà trường Phổ thông, nhưng vẫn nỗ lực trau dồi thêm kiến thức Phật học. Đặc biệt là những cư sĩ Phật tử thuần thành không ngại sắp xếp thời gian, công việc để đến trường tìm học giáo lý, với mong muốn chuyển hóa thân tâm và ứng dụng lời Phật dạy vào đời sống tu tập hàng ngày. Tinh thần cầu học ấy, ý chí nỗ lực ấy của chúng con đã được chư Tôn đức giáo phẩm, ban Giám hiệu cùng quý giáo thọ thấu hiểu và thương tưởng đón nhận.

Kho tàng tri thức Phật học là vô hạn mà sự hiểu biết của chúng con thì hạn hẹp. Do đó, những bài giảng trên lớp của quý giáo thọ là kết quả của quá trình dày công nghiên cứu, đồng thời chọn lựa những phương pháp truyền đạt thích hợp nhất sao cho chúng con dễ dàng tiếp nhận. Chặng đường tham học vì thế mở ra nhiều chân trời mới. Bên cạnh những kiến thức cơ bản về kinh, luật, luận, quý giá hơn cả, chúng con đã được học hỏi rất nhiều từ những bậc ân sư về con đường tu tập, về trách nhiệm của người đệ tử Phật trong sự nghiệp nối tiếp mạng mạch Như Lai. Chúng con có phúc duyên được thụ hưởng cả hai nền văn hóa đạo và đời. Nếu như những kiến thức thế học tạo nền tảng tiếp thu văn hóa, bồi dưỡng kĩ năng và nâng cao hiểu biết thì những kiến thức Phật học giúp chúng con hoàn thiện hơn trong quá trình tu tập đạo đức, chuyển hóa phiền não nội tâm để hướng đến một đời sống an lạc. Quý giáo thọ chẳng những là bậc thầy trao truyền tri thức mà còn là bậc thầy tâm linh “soi lối chỉ đường”, giúp chúng con phát triển trí tuệ, vun bồi đạo đức để vững bước trên đường tu.

Thầy hướng chúng con biết đạo

Thương người như thể thương thân

Hiểu biết – Nhiệt tâm phụng sự

Sống đời trọng báo tứ ân.

67-1-2221

Hơn hai phần ba chặng đường học tập của chúng con đã trôi qua nhiều thử thách vì dịch bệnh và thiên tai. Những tưởng mọi trở ngại ấy sẽ làm Tăng Ni sinh và học viên cư sĩ nản lòng chùn bước. Nhưng nhờ có sự động viên khích lệ của ban Giám hiệu, sự tận tình, tâm huyết của quý giáo thọ cùng sự quan tâm, tạo điều kiện của quý Bổn sư, Y chỉ sư, chúng con đã nỗ lực quyết tâm hơn để tiếp tục chặng đường tham học. Trong khoảng thời gian dài không thể đến trường vì đại dịch COVID-19, chúng con đã cảm nhận sâu sắc thế nào là nỗi nhớ trường lớp, nhớ thầy cô, nhớ huynh đệ, được trải nghiệm cách thức học online mới mẻ, ấm áp trong những lời động viên cùng nhau vững vàng hơn đi qua thử thách. 

Thời gian thấm thoắt vốn chẳng chờ đợi ai, chúng con đã sắp khép lại chặng đường ba năm học, nhưng cũng là mở ra một hành trình mới. Nhưng với những tư lương mà các bậc ân sư đã nhiệt tâm hết lòng trang bị trong ba năm trung cấp, chúng con sẽ mạnh mẽ và trưởng thành hơn để tiếp tục tu học, chẳng phải đi đâu xa mà tìm về quê hương chân tâm bản tánh.

Và cũng thật thiếu sót nhường nào nếu không nhắc đến công lao của quý chú Văn phòng – những người tích cực đóng góp tâm huyết và trách nhiệm của mình cùng với quý giáo thọ trong sự nghiệp giáo dục. Ngay cả đến bảng đen, phấn trắng, sách vở và bàn ghế cũng là những “thiện hữu” không thể thiếu, giúp chúng con có điều kiện học tập tốt nhất. Biết bao ơn nghĩa thâm tình, một lời tri ân khó nói hết. Tuổi học trò non dại, bao lần vô tâm hời hợt để rồi khiến quý giáo thọ phải buồn phiền, lo lắng. Tấm lòng quý ngài bao la như bến bờ, luôn dang rộng vòng tay đón những con thuyền trở về, là điểm tựa bình yên và vững chãi cho thuyền nhỏ chúng con neo đậu.

a-woman-holding-a-cup-of-tea_1

Ngày tốt nghiệp sắp cận kề như một sự nhắc nhở: Chúng con không bao giờ được quên tất cả những ân tình đang thọ nhận, đồng thời cũng là lúc tự lắng nghe tiếng lòng, phải làm gì để đền đáp thâm ân ấy. Quý giáo thọ đã từng dạy chúng con: “Niềm tôn kính với Đức Phật không chỉ thể hiện ở việc học hỏi giáo pháp của Ngài mà hơn hết là phải thể nghiệm con đường Đức Phật từng chứng ngộ”. Và cũng vậy, niềm tôn kính của người học trò dành cho bậc ân sư không đơn thuần chỉ là lời nói, lời hứa sẽ cố gắng mà hơn hết là sự chứng minh bằng việc thực hành những gì được học, ứng dụng vào thực tế để có đời sống an lạc, hạnh phúc. Có lẽ, đây mới thực sự là món quà tri ân ý nghĩa nhất để cúng dường lên chư Tôn đức, quý giáo thọ. 

Ngôn từ vụng dại, chúng con xin kết đóa hoa lòng tinh khôi dâng lên những bậc thầy khả kính:

Không lời nào nói hết được lòng này

Dù là bản trường ca dài hay bất hủ

Không lời nào viết lên đầy đủ

Tình thầy trò vương vấn mãi tháng năm.

Công ơn này lặng lẽ lắm người ơi!

Ngày hôm nay có nói được vài lời

Xin ghi nhớ suốt quãng đường sau đó

Thầy là gió nâng cánh diều con bay.

Mái trường Trung cấp Phật học nơi đây

Chứa chan biết bao ân tình kỉ niệm

Thắp sáng lên đuốc trí tuệ mầu nhiệm

Ngày hôm nay và mãi mãi về sau.

 Chú thích:

* Thích Nữ Lương Uyên, Ni sinh khóa VIII tại Trường Trung cấp Phật học TP. Đà Nẵng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hơi thở trong sống thiền là một điều kỳ diệu

Góc nhìn Phật tử 10:00 19/03/2024

Hơi thở trong sống thiền là một điều kỳ diệu, một cảm giác sâu lắng của sự sống đang diễn ra. Nó nhắc nhở về sự tồn tại của bạn, về sự kỳ diệu của mỗi khoảnh khắc.

Đường thẳng và đường vòng

Góc nhìn Phật tử 16:54 18/03/2024

Trong giờ học, một vị thiền sư chỉ vào một bản đồ và hỏi: "Các dòng sông trên hình ảnh này có đặc điểm gì?". Các học trò trả lời: "Chúng luôn lượn vòng thay vì chảy theo một đường thẳng".

Phật dạy cách sống một đời như bốn mùa đầy màu sắc

Góc nhìn Phật tử 22:16 17/03/2024

Đời người có sinh lão bệnh tử, thời tiết có xuân hạ thu đông. Lấy bốn mùa để ví như một đời người.

Ngày mưa và ngày nắng

Góc nhìn Phật tử 22:05 17/03/2024

Tâm lý chung của nhiều người là khi quá bận rộn, họ sẽ quên bẵng đi và không thực sự để tâm cho những thú vui thanh tao như vẽ tranh, đọc sách, nghe nhạc hay hành thiền. Tuy nhiên, khi có nhiều thời gian dành cho những việc đó thì họ lại cảm thấy buồn chán, bức bách.

Xem thêm