Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/06/2013, 10:17 AM

Ni sư trụ trì với “7 người con”

Thưa Thầy! Con thấy Giấy khen học sinh giỏi nhiều quá ạ, nhưng sao bé nào cũng mang họ Trịnh ạ? Thầy nhận các bé về nuôi từ khi mới lọt lòng, rồi Thầy đưa từng bé đi làm giấy khai sinh, các bé lấy theo họ đời của Thầy, nên đều mang họ Trịnh...

Nơi mái chùa tôn nghiêm, thanh tịnh một buổi chiều cuối tuần, chúng tôi thấy ngạc nhiên, khi liên tục tiếng trẻ con gọi: Mẹ ơi! Mẹ, con làm thế này đúng chưa. Mẹ ơi, xem bài cho con ạ…

Những tiếng trẻ thơ hồn nhiên, lanh lảnh phát ra từ một gian phòng bên dãy tay trái, nơi khuôn viên trước chính điện gian Tam Bảo chùa Mía, Sơn Tây, Hà Nội.

Cậu bạn đi cùng dù tò mò nhưng cũng chỉ đứng… ngóng từ xa. Tôi lạy Phật thầm trong tâm, rồi mạnh dạn vào gian phòng mà chúng tôi thấy có vẻ “kỳ lạ”…

Một góc khuôn viên nhà chùa, trước gian lối vào gian chính điện Tam Bảo

Nơi gian phòng khoảng 30 mét vuông, sạch sẽ, khang trang và thoáng mát, có một bé trai, cùng ba bé gái đang ngồi học vi tính. “Mẹ”, chính là một ni sư, đó là Thầy Thích Đàm Thanh, trụ trì chùa Mía. Các em chẳng tỏ vẻ mất tập trung khi có người lạ vào, ai cũng rất chăm chú với bài học của mình, bên dàn máy vi tính mới, vừa được một công ty trao tặng.

Phòng học của các bé

Sư Thầy mải dạy các “con” học, nên cũng chẳng mấy để ý sự xuất hiện của tôi. Đến khi có một bác phật tử, chắc thường giúp việc cho nhà chùa, hỏi: Chú ở đây có việc gì không? Mải ngắm các bé thao tác thoăn thoắt bên máy tính, tôi thoáng giật mình, nhưng vẫn điềm tĩnh trả lời: Dạ, cháu đến thăm chùa. Mong gặp sư Thầy trụ trì.

Tôi đây! Chú muốn hỏi việc gì nào! Lại thêm một lần “hơi giật mình”. Khi sư Thầy trụ trì ngay gần bên cạnh lúc nào… Giọng Thầy nhẹ nhàng, ấm áp, khiến tôi bớt lo. Tôi thưa chuyện luôn với Thầy: Bạch Thầy! Con là cộng tác viên của trang nhà Phật giáo Phatgiao.org.vn ạ. Nay, con đến nhà chùa, mong Thầy bố thí chút thông tin, con tham khảo viết bài ạ (thú thực đi thăm chùa vãn cảnh cùng cậu bạn, chứ tôi chưa nghĩ ra đề tài gì).

Thế, chú muốn viết việc gì? Nhà chùa có thể giúp được gì nào? Thầy Đàm Thanh hỏi. Tôi trả lời không chút do dự: Con mong viết bài về các bé ạ! Con nghe nói Thầy có nhận nuôi 7 trẻ mồ côi.

Thầy trả lời luôn, giọng Thầy vẫn nhẹ nhàng: Các em bé à chú, báo chí người ta viết rồi, chú hỏi dân làng ai cũng biết.

Tôi điềm tĩnh thưa lại với Thầy, cũng lựa hỏi luôn, coi như… chưa nghe thầy điều Thầy vừa nói: Dạ vâng ạ. Thưa Thầy, bé trai nhỏ tuổi, sao giỏi vi tính thế ạ?







"Mẹ"! Ni sư trụ trì Thích Đàm Thanh dạy Khánh Chung học vẽ: Hình chữ nhật, là hình có 4 cạnh, 2 cạnh ở trên và bên dưới dài hơn... Con nhớ chưa nào

Bé Khánh Chung à, cháu mới 4 tuổi chú ạ, thích học vi tính lắm. Rất thích học vẽ bằng máy tính chú ạ. Khánh Chung cũng là cậu trai duy nhất trong “nhà”, còn lại là 6 chị gái.

Thưa Thầy! Con thấy Giấy khen học sinh giỏi nhiều quá ạ, nhưng sao bé nào cũng mang họ Trịnh ạ?

Thầy nhận các bé về nuôi từ khi mới lọt lòng. Rồi Thầy đưa từng bé đi làm giấy khai sinh, các bé lấy theo họ đời của Thầy, nên đều mang họ Trịnh. Cậu út Trịnh Khánh Chung, Thầy đặt tên lấy chữ “Chung”, vì trong bộ chữ Hán, chữ “Chung” gần nghĩa Chuông - Khánh. Khánh Chung nhỏ tuổi nhất, nhưng cũng hiếu học lắm, thông minh lanh lợi nữa. Thầy Đàm Thanh cho biết.

6 bé gái còn lại, đều tên là Nhi: Trịnh Bình Nhi, Trịnh Linh Nhi, Trịnh Minh Nhi, Trịnh Ngọc Nhi, Trịnh Phương Nhi và Trịnh Yến Nhi. Các bé phần lớn học ở trường Tiểu học Trần Phú, bé chưa đến tuổi đi học, đang học trường mầm non Sơn Ca. “Chị cả” Yến Nhi năm nay lên lớp 6. Năm nào cũng đạt học sinh giỏi.





Bé nào cũng chăm chú học bài

Thấy bé nào cũng chăm chú vui học. Bé nào cũng khỏe mạnh, đáng yêu. Tiếng “Mẹ” tràn đầy yêu thương, gửi gắm niềm tin nơi “mái nhà” chung, ngôi chùa Mía thiêng liêng cổ kính. Trong lòng tôi xốn xang, hoan hỷ lạ.

Biết bao bé còn cha, có mẹ, nhưng chắc đã được nuôi dưỡng chu đáo. Cuộc sống, luôn hiện hữu “trong cái rủi, có cái may, trong Họa - có Phúc”… Năm 2002, lần lượt được sư thầy Thích Đàm Thanh đón về nuôi từ bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Nay, bé nào cũng lớn khôn, thông minh, học giỏi, rất ngoan nữa.

Phải chăng, những mảnh đời tưởng như bất hạnh? Được đón về nơi cửa Phật. Được nuôi dưỡng nơi nhà chùa, luôn được ánh từ bi che chở. Hàng ngày bầu bạn với tiếng Kinh, câu Kệ, tiếng chuông, nhịp mõ ru giấc êm đềm… mà các em, bé nào tôi cũng cảm nhận thấy bồ đề tâm trưởng dưỡng. Phật tính nơi sâu thẳm các em, ai gặp cũng ít nhiều cảm nhận sự bình an…

Thường Nguyên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm