Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/03/2016, 08:59 AM

Nỗi đau và câu chuyện bút đàm

Bác sĩ sử dụng phương pháp khơi gợi nội tâm đóng kín ấy qua “bút đàm”: Viết trên giấy và đẩy sang cho người đối diện trong phòng kín, và...kết quả bất ngờ: chị đã dè dặt rồi mạnh dạn tham gia cuộc trao đổi bằng nét chữ vẫn còn chân phương như thời học trò xa xôi.

Từng bị sang chấn tâm lý và sau đấy chú tâm rất nhiều vấn đề tâm bệnh, sức khỏe tâm thần, tôi ngấm sâu nỗi đau nhân thế của những người khổ tâm đến mức thành bệnh, như mình…

Bác sĩ Nguyễn Gia Khanh, người gốc Huế, một cây bút có tài hoa, tốt nghiệp y khoa va phục vụ rất lâu ở một cơ sở y tế lớn chuyên về tâm thần, là người quen của tôi. Qua thư, email, điện thoại và gặp gỡ trực tiếp, vị thầy thuốc này kể rất nhiều câu chuyện đớn đau về bệnh nhân của mình, và có một câu chuyện đã được ông viết thành bài báo đăng trên tuổi trẻ xuân năm 2008 bài viết bắt cầu cho sự quen biết của tôi với ông, một câu chuyện khác về bút đàm được ông chia sẻ với riêng tôi, động lại trong tâm thức cho đến bây giờ….

Là bác sĩ trưởng khoa, ngoài công việc chuyên môn của khoa mình phụ trách và của bệnh viện tuyến cuối, bác sĩ Nguyễn Gia Khanh còn có trách nhiệm thường xuyên hỗ trợ tuyến dưới. Một lần ở Tiền Giang, bác sĩ được nhờ thăm khám cho nữ bệnh nhân nội trú lâu năm trong khoa tâm thần của bệnh viện tỉnh, câm lặng không nói năng gì, sinh hoạt như một chiếc bóng. Bác sĩ kiên trì dành nhiều quan tâm cho ca bệnh này, tiếp riêng trong phòng để tìm hiểu nội tâm bệnh nhân thông qua nghiệp vụ. Nhiều ngày trôi qua, bệnh nhân nữ âm thầm không nói lấy một câu như cả chục năm ở bệnh viện này! Bác sĩ sử dụng phương pháp khơi gợi nội tâm đóng kín ấy qua “bút đàm”: Viết trên giấy và đẩy sang cho người đối diện trong phòng kín, và..kết quả bất ngờ: chị đã dè dặt rồi mạnh dạn tham gia cuộc trao đổi bằng nét chữ vẫn còn chân phương như thời học trò xa xôi. Lắp ráp, gắn kết và liên tưởng, cuối cùng bác sĩ Nguyễn Gia Khanh cũng xây dựng được hình ảnh bi kịch mà bệnh nhân này phải chịu bao năm, khiến dẫn đến sự câm lặng dài lâu như thế.
 Ảnh minh họa
Thì ra chị cũng từng có gia đình, có tình yêu và cuộc sống như bao người. Nhưng người yêu đã phụ bạc sau biết bao kỷ niệm, chị sốc nặng nề và cuối cùng không còn nói được nữa! Một nỗi đau bất ngờ và quá lớn dẫn đến cuộc sống 10 năm dài trong bệnh viện này. Những dòng chữ đối đáp với thầy thuốc, nước mắt nhòe trên trang giấy... Nếu không có phương pháp ấy sự câm lặng sẽ ở với chị mãi. Rồi chị nói được, từ từ… Một ca bệnh ám anh với vị thầy thuốc khả kính và không chỉ có thế, nó ám ảnh tôi cho đến bây giờ, cứ nhớ hoài…

Con người có ngôn ngữ hình thành từ tư duy trên não bộ và thông thường, nói được thông qua cơ quan phát thanh, và viết cũng như những phương cách biểu hiện khác. Nhưng sự đời luôn trớ trêu, và không phải với ai và lúc nào mọi sự cung suôn sẻ, có những niềm đau không nói nên lời, có nhưng sự thật bị chôn kín thậm chí là vĩnh viễn vì những lý do riêng, có những bí mật giét chết tâm hồn người trong cuộc…

Tôi có đọc một bài báo dài kể về nghiên cứu thòi hậu Xô Viết cho thấy nhiều nhà văn Nga đã tự tử do không viết được những gì họ muốn viết, họ tìm đến cái chết…

Trên Đài tiếng nói Việt Nam bây giờ có mục “Bạn hãy nói với chúng tôi” với nhạc hiệu chương trình và giọng dẫn bi thiết của phát thanh viên, nhiều câu chuyện và thường là như thế, đẫm nước mắt, đã được kể ra, sẻ chia tìm lời an ủi giúp đỡ. Họ không nói được với gia đình, bè bạn, nén kín bao năm và “Nói với chung tôi” là những nhà báo không biết mặt ở xa xôi.

“Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) cũng là một cách nói nỗi đau không thông thương, bằng thơ, cá nhân tôi cũng nghĩ ngợi đấy là “Bút đàm” theo một góc nhìn. Khi không nói được cách bình thường, người ta nói theo cách khác...

Ngòi bút đã làm được những công việc như thế đấy, và thân phận con người có những nỗi đau sâu kín không thể nói nên lời. Bút đàm liệu pháp điều trì tâm bệnh hiệu quả mà thầy thuốc khả kính Nguyễn Gia Khanh đã chia sẻ với tôi.

Vị thầy thuốc có tâm và tầm mà duyên may tôi được biết và thọ ân, cho dù chưa Quy y Phật pháp nhưng bằng con tim mẫn cảm trước nỗi đau nhân thế và khối óc minh triết dung chứa chuyên môn sâu, đã khai thác liệu pháp bút đàm để thực hiện sứ mệnh cao quý của một lương y với tôi đấy thực sự ông đã hóa thân Phật để làm việc bằng con tim nhà Phật, là hình ảnh thị hiện của Phật giữa đời thường. Bức thư ông nắn nót viết gửi cho tôi, những bài báo viết về ông và nhất là kỷ niệm chuyến đi thăm ông ở Biên Hòa - với tôi - rất sâu lắng. Người thầy thuốc này có con tim của Phật, dấn thân làm việc thiện tâm giữa cõi phàm...

Chuyện cũng mấy năm rồi. Viết để ghi nhận một tấm lòng và tri ân ông- bác sĩ Nguyễn Gia Khanh… Các bạn muốn trao đổi về chuyên môn, xin ý kiến tư vấn liên quan đến sức khỏe tâm thần có thể liên lạc với bác sĩ- nhân vật trong bài viết này – Công ty TNHH – Phòng khám đa khoa Vĩnh Tâm, 51/3 Ấp Đông – Phường Đông Hòa- Thị xã Dĩ An - Bình Dương; hoặc nhà riêng: B 19 – đường Nguyễn Ái Quốc - KP 7 - P. Tân Phong – Thành phố Biên Hòa - Đồng Nai - Mobile: 0917.158.952. Bác sĩ vừa về hưu, lại vướng tai nạn gãy chân, song vẫn cống hiến trong một phòng mạch và thường xuyên tham gia các chuyến hoạt động thiện nguyện.

Hy vọng bài viết vụng này là sự gieo duyên hữu lý với nhiều người và góp chút ánh nhìn tích cực trong bối cảnh dư luận nói nhiều mặt trái trong ngành y.

Nguyễn Thành Công
(Bài viết dự thi: “Hương Từ Bi giữa đời thường”)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm