Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nước mắt người già

Từ trong buồng mẹ hỏi; “Sao mời ông ra ăn cơm chưa?”, cô con gái lúng túng trả lời rất nhỏ: “ Con chưa mời. Ông làm sao ấy mẹ ạ. Con thấy ông đương khóc. Con sợ lắm”.

Mới nghe thế, anh bật dậy ngay, nhẹ chân, bước về phía cửa buồng của cha. Chị cũng hốt hoảng: “Chết. Các con có ai lỡ miệng hay làm điều gì không phải với ông không?”. Cả hai đứa con đều vội miệng: “Con vừa về”. “Không phải con” “Mẹ không hỏi hôm nay, các con nhớ lại đi, hôm qua, hay hôm trước nữa…”
 Ảnh mang tính chất minh họa
Cả ba mẹ con chỉ thở phào khi thấy anh từ buồng của ông bước ra với nụ cười nửa miệng. Ngồi vào bàn ăn, anh cũng nói rất nhỏ: “May quá, không có chuyện gì. Chắc là nghe mấy bài hát thời kháng chiến chống thực dân Pháp làm ông xúc động, chảy vài giọt nước mắt thôi. Cậu con trai đầu đang là sinh viên năm thứ hai trường Y buông ngay một câu: “Cứ tưởng có chuyện gì. Nước mắt người già ấy mà”. Nghe cậu con trai nói, anh nghiêm mặt hướng về hướng về phía nó: “Sao con lại nói thế?”. Cậu con trai vẫn đủng đỉnh: “Con nói nước mắt người già chứ sao? Người già cũng giống trẻ con, van tuyến lệ hoạt động yếu, chỉ một chút cảm xúc thôi là rơi nước mắt. Nghe cậu con trai trả lời, anh chưa biết nói sao thì chị đã lên tiếng ủng hộ nó: “Đàn ông đàn bà ai chẳng có túi nước mắt như nhau chẳng khóc trước thì cũng khóc sau. Giống nhau ấy cả mà”. Nói đến câu giống nhau ấy cả mà, chị đưa mắt nhìn anh với điệu cười trong khóe mắt. Anh hiểu chị muốn nhắc tới chuyện gì. Chuyện là, cũng có lần chị bắt gặp anh bất chợt chảy nước mắt khi anh nghe ca khúc “Khúc ca mùa xuân”. Khi ấy chị cũng hốt hoảng, tưởng có chuyện gì đại sự. Anh phải giải thích ngọn ngành: Mùa xuân năm bảy ba, anh đóng quân ở vùng rừng núi phía Bắc Quảng Nam, anh được nghe rất nhiều lần bài hát ấy từ cái đài bán dẫn của đơn vị. Thời điểm ấy Hiệp định Pa-ri về Việt Nam vừa được ký kết. Cái cảm giác ngày thắng lợi đã đến rất gần, rất sung sướng, rất vui mừng và cũng rất hồi hộp… Tất cả tạo nên cảm xúc lâng lâng khó tả trong lòng mỗi người lính. Và bay giờ, vô tình nghe lại bài hát ấy, anh lại được sống trong không khí của những ngày đó. 

Cô con gái đang là học sinh lớp 11, ngây thơ hỏi Bố: “Con nghe người ta nói, đàn ông nước mắt chảy vào trong cơ mà?”. “Đúng thế con ạ. Nhưng… mà thôi dừng chuyện này, ông ra kia kìa”.

Không khí bữa cơm trở lại vui vẻ như mọi ngày. Cha anh vui, vừa ăn vừa nói chuyện nhiều hơn mọi bữa. Riêng ang chẳng mấy tập trung vào được bữa ăn. Anh nhớ lại, đã có rất nhiều lần nước mắt anh gần như trào ra khi nhìn thấy lá cờ Tổ quốc được kéo lên trong tiếng Quốc ca hùng tráng khi các vận động viên Việt Nam đứng trên bục nhận huy chương vàng trong các kỳ thi đấu thể thao. Rồi, cái hôm con trai anh cầm tờ giấy báo trúng tuyển trường Đại học Y về nhà. May mà lần ấy anh kìm được giọt nước mắt sung sướng, tự hào… 

Bất chợt một câu hỏi vang lên trong đầu anh: “Không lẽ mình cũng đã già?”

Đức Tùy
Đông Xuyên – Ninh Giang- Hải Dương
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giá trị nhân văn qua cách sống của Đức Phật

Phật giáo thường thức 10:41 29/03/2024

Phật giáo luôn lấy Từ bi để đối nhân xử thế, lấy trí tuệ để răn dạy người đời, lấy kiên nhẫn làm động lực để giải quyết mọi việc, từng bước cảm hóa được những người đang hướng tới vô minh biết quay đầu về chánh đạo.

Thuốc giảm đau không dứt được bệnh

Phật giáo thường thức 09:56 29/03/2024

“Người tu hành có thể kết hợp hài hòa các pháp phương tiện trong tu tập, nhưng không sa vào các liệu pháp tâm lý để rồi rời xa Chánh Đạo…”

Biệt thời ý thú và lời nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà

Phật giáo thường thức 09:26 29/03/2024

Biệt thời ý thú là một trong Tứ ý thú. Nhiếp chánh luận, bản dịch của ngài Huyền Trang ghi: “Ngoài ra còn có Tứ ý thú và Tứ bí mật. Mọi lời Phật nói nên căn cứ vào đó mà lý giải và quyết định”.

Âm đức là gốc rễ của mọi sự thịnh vượng, giàu có

Phật giáo thường thức 09:05 29/03/2024

Bạn chắc có lẽ đã được nghe qua về về âm đức. Âm đức là nguồn năng lượng tạo ra sự thịnh vượng và giàu có, phước báu sức khỏe cũng từ âm đức được tạo ra. Âm đức là năng lượng gốc, năng lượng nguồn.

Xem thêm