Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 19/08/2016, 16:21 PM

Ở thành phố có ba ngôi chùa Linh Ứng...

Miền Bắc đang mưa sụt sùi, vượt qua đèo Hải Vân chúng tôi đến với Đà Nẵng với bầu trời xanh thăm thẳm. Thành phố đáng sống là đây, lần nào đến đây cũng cho tôi nhiều cảm xúc, dạt dào như những con sóng vỗ từ biển vào bờ... 

Tôi gọi điện cho anh bạn đồng nghiệp, thường trú một cơ quan báo chí tại đây, hẹn cà-phê nhé. Chúng tôi bảo chọn quán cà-phê trên đường Bạch Đằng, gần tòa tháp “cùi bắp”.

Anh bạn nói: “Quán nào xa xa tý, nó đổ vào đầu cho đấy!”. Tất nhiên là anh nói đùa, bởi - tòa nhà biểu tượng của Đà Nẵng này đang là tâm điểm gây nên sự bàn cãi ở địa phương cũng như cả nước gần đây. Tòa nhà, trung tâm hành chính vốn là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng, chi phí xây dựng hết hơn 2 ngàn tỷ đồng, qua 2 năm sử dụng, giờ đang có ý định chuyển khu hành chính sang chỗ mới bởi... nóng quá. Chúng tôi ngồi quán cà-phê, nhìn ra dòng sông Hàn, nơi bến tàu tấp nập và chiêm nghiệm về sự... thật vô thường. 
 
Đà Nẵng nằm giữa đất nước, thành phố 3 ngôi chùa đều có tên là Linh Ứng - đều đẹp nổi tiếng, như là tam giác tâm linh của thành phố biển: Chùa Linh Ứng Bãi Bụt ở bán đảo Sơn Trà nơi có tượng Bồ-tát Quán Thế Âm cao 67m, chùa Linh Ứng Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn và chùa Linh Ứng trên đỉnh Bà Nà Núi Chúa. Mỗi chùa một vẻ, đều nổi tiếng là linh thiêng với người dân ở thành phố dường như rất tâm linh này.  
 
Sau khi cạn một chầu cà-phê, chúng tôi đi làng đá Non Nước và thăm viếng ngôi chùa trên đỉnh Ngũ Hành Sơn.
 
Ngũ Hành Sơn, từ xưa đã là nơi danh thắng nhất nhì trời Nam, đến nỗi thời nay có vị quan chức của thành phố này trong một buổi họp hội đồng địa phương, đã nghi ngờ rồi hỏi: phải chăng nơi đây là địa danh mà Hành Giả - Tôn Ngộ Không đã từng bị núi “đè” từ 500 năm trước? Bộ phim Tây Du Ký thì từ hồi nhỏ tôi đã xem nhiều rồi, nhưng trí tưởng tượng phong phú thế nào tôi cũng không nghĩ Tôn Hành Giả lại bị giam giữ ở nước ta? Chuyện rất... “hu-mua”.

Tuy vậy, khách du lịch từ quê hương Tôn Hành Giả dịp này ùn ùn kéo đến dải đất miền Trung này. Rất đông, vào thang máy để lên đỉnh Thủy Sơn rất nhiều là khách Trung Quốc. Người Trung Quốc núp sau người Việt, mua rất nhiều đất dựng nhà, các cơ sở kinh doanh của họ ở đây rất nhiều, khách du lịch còn chỉ ra phía biển nói, biển kia là “China beach” (biển Trung Hoa) - anh bạn đồng nghiệp tôi nói, đồng tiền họ mang tới thì cũng chả mấy vui.

Đứng trên ngọn Thủy Sơn (cao 106m), một trong 5 ngọn “ngũ hành” này, toàn cảnh thành phố miền Trung này gần như thu gọn vào tầm mắt. Nghĩ về cơ đồ giang sơn, gấm vóc của cha ông để lại mới thấy thật kỳ vĩ. 

Sau khi 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, Trần Nhân Tông trao ngai vàng cho con trai là vua Trần Anh Tông, ngài xuất gia tu hành, dù xuất gia nhưng vẫn không lánh việc đời, ngài hành hóa phương Nam, đến thăm nước Chiêm Thành để kết nối tình bằng hữu, thái bình. Có lẽ, trước một vị Tôn Đức đại từ bi ấy, vua Chiêm đã trào dâng niềm tôn kính hay sao ấy nên đã cung tiến 2 châu là châu Ô và châu Rí (sau đó, Đại Việt lại gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm). 

Lại nhớ, sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông, đất nước thái bình, khi đi thuyền trên sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu đã cảm tác lên bài “Bạch Đằng giang phú”:

“Giặc tan muôn thủa thái bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao...”

Theo Trương Hán Siêu, bí quyết thắng giặc không phải hình sông thế núi hiểm trở, con người tài giỏi, mà bởi cái đức của 2 vị thánh quân (vua là thánh). Cái “đức cao” của vua ấy, để cho đất nước Đại Việt có cái “lộc” là có thêm được 2 châu trong hòa bình, kéo dài đến tận phía Bắc sông Thu Bồn, tức là có được thành phố Đà Nẵng đẹp đẽ ngày nay.

Khi mở nước về phương Nam, các chúa Nguyễn rất coi trọng đạo Phật. Nhiều chúa đều tu, từ chúa Nguyễn Phúc Chu, nhiều người đều là phật tử. Vua Minh Mạng đã chống gậy leo lên đỉnh Ngũ Hành Sơn này, và cho xây dựng lại chùa bằng gạch chắc chắn lấy tên là Linh Chân, sau đổi thành Linh Ứng tự (vì phạm húy vua). Tôi ngước nhìn đến mỏi cổ bảo tháp Xá Lợi, cao 30m, bên trong chứa 200 pho tượng bằng đá... tầng 7 thờ xá lợi Phật. Giữa lòng thành phố hiện đại, nhô lên 5 ngọn núi đá theo thế ngũ hành, với nhiều hang động thâm u, ngôi chùa như bức tranh thủy mặc... thật là quý giá.

Người dân Đà Nẵng đếm được 13 lần hào quang xuất hiện trên đỉnh đầu bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ở chùa Linh Ứng Bãi Bụt và nhìn thấy cầu vồng nối từ 2 ngôi chùa Linh Ứng Bãi Bụt và Non Nước. Nhiều người nói, từ khi có “mẹ” Quán Thế Âm (cao 67m) được dựng lên, nhiều việc lớn lao ở đây hanh thông, và nhất là những cơn bão lớn không còn thấy vào mảnh đất miền Trung này nữa. Có thể là ngẫu nhiên, nhưng niềm tin cũng rất quan trọng, nhất là đó là chánh tín. Tôi lại nhớ tới một câu đối trong một ngôi chùa cổ tôi có dịp chiêm bái: 

“Quốc gia hữu vĩnh sơn hà cố
Phật đạo vô cùng nhật nguyệt trường”

Dịch nghĩa: 

"Nước nhà còn mãi non sông vững
Phật đạo vô cùng, trường tồn như ngày đêm." 

Ý nói quốc gia phải dựa vào núi sông và đạo Phật để trường tồn và vững vàng. Đứng ở trên núi Ngũ Hành Sơn, thấy cái thế vững vàng của đất nước khi núi sông biển cả hùng vĩ, và đạo Phật đang được xiển dương ở nơi đây.

Hà Quang Đức
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm