Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/06/2015, 12:09 PM

Ông Tây giúp dân khỏi ngã, người Việt ngồi cười?

Sau cơn mưa giông ở Hà Nội, một người ngoại quốc đã đứng giữa ngã tư để cảnh báo xe máy khỏi ngã, còn người Việt thì… ngồi cười.

 
Ông Tây đứng giữa đường để cảnh báo nguy hiểm đường trơn ở phố Tạ Hiện. Ảnh trên mạng xã hội facebook

Mấy ngày sau cơn giông, ở Hà Nội có bao nhiêu là chuyện. Nào là chuyện cây trồng kiểu “nguyên đai nguyên kiện”, khuyến mãi cả túi nilon bọc bầu đất nên đổ ngã chỏng trơ. Nào là phố phường cột điện dây điện ngổn ngang chưa thu dọn kịp. Nào là tranh cãi về cây xanh, nên bảo vệ hay nên chặt bớt…

Trong tất cả những chuyện xôn xao đó, tôi chú ý tới một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội đang khiến nhiều người phải suy nghĩ. Đó là bức ảnh chụp một người đàn ông ngoại quốc lom khom đứng ở ngã tư phố Tạ Hiện (Hà Nội), bên cạnh tấm biển báo thô sơ “Đi chậm” bằng 2 thứ tiếng Việt và Anh.

Thông tin trên mạng xã hội cho biết: “Người đàn ông này đứng giữa ngã tư để cảnh báo cho những người đi xe máy khỏi trượt ngã vì đường trơn. Trong khi những người Việt Nam ngồi uống nước xung quanh được những trận cười khoái chí khi thấy từng chiếc xe máy bị trượt ngã”. Ảnh chụp ở phố Tạ Hiện sau trận mưa giông ngày 13/6 vừa qua.

Thật tiếc là thông tin chỉ có vậy thôi. Không biết rõ hơn tên của “ông Tây” tốt bụng kia là gì, người nước nào, ông đến du lịch hay làm việc ở Hà Nội. Nhưng nhiếp ảnh có ngôn ngữ riêng của nó, tự bản thân bức ảnh đã toát lên rất nhiều điều.

Thú thực là tôi cảm thấy xấu hổ trước người đàn ông ngoại quốc này, bởi mình là người Việt Nam, đang sống trên đất nước mình nhưng chưa bao giờ có can đảm và đủ tự tin để làm một việc tốt bình thường như ông.

Việc tốt ấy có khó không? Không hề khó. Chỉ là một tấm biển cảnh báo tự tạo buộc vào cán chổi, cắm vào chiếc ghế gỗ hỏng một nhà nào đó bỏ đi, nhưng chắc chắn nhờ nó, và quan trọng hơn, nhờ vào người đàn ông bất chấp hiểm nguy, đứng giữa ngã 4 để báo hiệu cho mọi người, nhiều người đã thoát khỏi cơn nguy hiểm.

Trong khi người ngoại quốc làm thế, thì buồn thay, người Việt ngồi xung quanh đó chỉ khoái trí cười ầm ĩ khi thấy xe máy ngã vì đường trơn. Thật là xấu hổ.

Cái phản ứng cười khoái trí khi thấy người đi đường chẳng may ngã, đổ xe là chuyện không hề hiếm gặp ở người Việt chúng ta. Chẳng hiểu gọi nên nó là gì, là sản phẩm của cá tính “hay cười, dễ cười” của người Việt hay là sự thiếu cảm thông, thương xót với đồng loại tới mức hơi có phần… ngu muội (!?)

Chắc có người sẽ chậc lưỡi bảo, đó là sản phẩm của hai nền văn hóa khác nhau, phương Đông và phương Tây. Không, dù là sản phẩm của nền văn hóa nào, thì nó cũng phải gặp nhau chung ở một điểm chứ, đó là tình thương, tình người, tình đồng loại.

Tại sao chúng ta không thể thay đổi cách suy nghĩ chỉ bo bo lo cho mối lợi của bản thân mình, gia đình mình mà vô cảm với xã hội? Nếu xã hội có nhiều những con người vô cảm, chỉ biết bản thân, còn lại là mặc kệ mọi chuyện tốt xấu, thì do lỗi của ai?

Thực ra quá phức tạp để truy đến tận ngọn nguồn. Mọi ứng xử của mỗi cá nhân trong xã hội đều bắt nguồn từ một chuỗi những phản ứng đã trở thành “kinh nghiệm sống”. Có thể người Việt ngày nay ít đối xử tốt với nhau, ít sống vì nhau bởi họ nhận ra, làm điều tốt nhiều khi chỉ mang đến tai vạ, mắc họa vào thân.

Nhưng cứ nghĩ mà xem, mỗi một việc tốt, một điều tử tế bạn làm cho cộng đồng, nó sẽ có một hiệu ứng “domino” vô cùng mãnh liệt. Người A tốt với người B, người B tốt với người C… chuỗi tử tế ấy sẽ tỏa rộng ra và điều tốt đẹp trên cuộc đời sẽ không bao giờ bị tuyệt diệt. Điều đó ý nghĩa lắm chứ.

Những điều tốt đẹp bạn làm hôm nay, có thể ngày mai bạn sẽ chưa được nhận về trái ngọt, nhưng xin bạn đừng ngã lòng, đừng nản chí. Hãy tiếp tục hành động theo sự mách bảo của thiên lương, của nhân tính, rồi tất cả chúng ta sẽ đều có một thành quả đẹp.

Nhìn bức ảnh người đàn ông ngoại quốc đứng giữa ngã 4 đường để cảnh báo hiểm nguy ở đường phố Hà Nội sau cơn mưa giông, tôi và có lẽ nhiều người như tôi, cảm thấy xấu hổ nhưng cũng cảm nhận được sự ấm áp của một ngọn lửa vô tận.

Ngọn lửa ấy động viên chúng ta, khuyến khích chúng ta để cùng nhau sống tốt đẹp hơn, sống vì người khác hơn.

Mi An
Nguồn: http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/ong-tay-giup-dan-khoi-nga-nguoi-viet-ngoi-cuoi-3273009/#slideshow
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm