Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 16/06/2013, 09:17 AM

Phần 4: Kỹ năng viết sa-pô và kỹ năng biên tập

Cách tạo sa-pô không phải là copy một đoạn nội dung có sẵn trong bài viết. Vậy người viết sa-pô và biên tập nội dung Phật giáo cần phải làm gì để truyền thông đạt hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một số kỹ năng và tính chất của công việc này

1. Kỹ năng viết sa-pô

Hiện nay, các website Phật giáo nhận bài viết của cộng tác viên. Đa số bài viết chưa biết cách tạo sa-pô để gợi mở, thu hút sự chú ý của bạn đọc ngay từ giây phút đầu. Vậy sa-pô là gì? 

Sa-pô (sapo) là đoạn văn mở đầu hay phi lộ giới thiệu tóm tắt nội dung bài. Sa-pô phải làm sao cho người ta muốn đọc và muốn biết thêm chi tiết. 

Một số tác giả có thói quen viết sa-pô trước khi viết bài, điều này giúp họ xác định rõ góc độ xử lý hoặc đặt mình trong cùng một mạch logic với bài viết. Đôi khi sa-pô do một người khác viết. 
 

Không nên viết sa-pô dài quá. 

Vai trò của sa-pô:
- Tóm tắt thông tin, nói rõ chủ đề bài viết và góc độ tiếp cận đề tài. Giúp bạn đọc hình dung bài viết sẽ nói gì.
- Giải thích cho bạn đọc hiểu tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này. 
- Giới thiệu trong bài viết có chi tiết nội dung gì liên quan đến bạn đọc.
- Đối với một bài viết nhiều kỳ, sa-pô gợi lại những kỳ trước. Nó giới thiệu vắn tắt thông tin cốt lõi đã đề cập trong kỳ trước. 
- Sa-pô thường được in đậm, ở vị trí dưới tiêu đề, dễ đập vào mắt người đọc.
- Sa-pô thông báo bố cục, nội dung trình bày những gì. Đây là một cách gửi thông điệp cốt lõi của bài viết, rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng.

Như vậy, người làm truyền thông Phật giáo cần có kỹ năng viết sa-pô để giới thiệu những bài Phật pháp đến với bạn đọc. Mặt khác, người biết viết sa-pô tốt và thu hút bạn đọc thì có thể thực hiện chuyên mục điểm báo hoặc giới thiệu sách Phật pháp tới công chúng.  

2. Kỹ năng biên tập nội dung Phật giáo

Biên tập là làm gì? Có thể nhiều người nghĩ đơn giản: Biên tập là sửa lỗi các bài viết; biên tập viên phải giỏi ngữ pháp, viết đúng chính tả và dấu câu, nhưng sự thực, công việc biên tập còn đòi hỏi nhiều phẩm chất và kỹ năng hơn thế.  

Ở Việt Nam, các trường đại học báo chí chưa có chuyên ngành riêng về biên tập. Tại các toà soạn, cơ quan thông tấn, những phóng viên có kinh nghiệm lâu năm thì mới được làm biên tập viên. Do đó, biên tập viên phải là người có khả năng viết lách giỏi hơn phóng viên.
 
Biên tập viên cần có phẩm chất gì? Người biên tập giỏi thường có khả năng tập trung, suy nghĩ sáng tạo, nắm bắt vấn đề tinh tế, nhanh nhạy. 

Công việc biên tập dễ mà khó. Bởi ngôn ngữ tiếng Việt vốn rất đa dạng, đa nghĩa, ngay đến một sự thay đổi nhỏ như thêm dấu phẩy, thay từ này bằng từ khác mà cũng có thể khiến ý nghĩa của một câu khác hẳn đi. Có thể lấy ví dụ vui: “rắn là một loài bò - sát không chân” hoặc diễn đạt nhầm kiểu này: “mỗi gia đình có hai con vợ, chồng hạnh phúc”.

Có một lần thầy giáo dạy chúng tôi cách đặt tiêu đề cho bài viết. Thầy giáo lấy ví dụ: “Phòng chống trẻ em suy dinh dưỡng”. Chúng tôi hài lòng với tiêu đề này, nhưng thầy đã lắc đầu, nói hài hước rằng: trẻ em suy dinh dưỡng có tội tình gì mà phòng chống chúng nó?!

Việc diễn đạt ngắt ý, ngắt câu rất quan trọng, nếu một biên tập không nắm bắt được ý diễn đạt của tác giả, tự ý bấm Enter xuống dòng để ngắt ý, ngắt câu theo ý chủ quan của mình, thì có thể làm sai lệch nội dung truyền thông của tác giả. 

Ví dụ, một tác giả có khả năng viết tốt, bài viết được đăng trên báo điện tử A, sau đó một website Phật giáo copy bài viết về trang nhà. Nhưng rất tiếc, biên tập website đã tự ý ngắt đoạn, cắt câu làm cho một đoạn văn bị cụt ý, làm giảm chất lượng viết của tác giả. 

 
Nói tóm lại, người biên tập cần có nền tảng kiến thức sâu và rộng, để nắm bắt được tư duy của tác giả gửi bài viết, để biết nội dung bài viết sai hay viết đúng. Biên tập viên không thể chủ quan, ỷ vào trí thông minh, trình độ hiểu biết và khả năng viết lách của mình.

Biên tập nội dung Phật giáo cần chú trọng những gì?

Ở Việt nam có các tạp chí chuyên sâu như tạp chí Văn Hoá Phật Giáo, tạp chí Nghiên cứu Phật Học, tạp chí Khuông Việt, tạp chí Hương Từ Bi, tạp chí Giác Ngộ, tạp chí Đạo Phật Ngày Nay... có đội ngũ biên tập là quý Sư thầy, Sư cô đảm nhiệm và các cư sĩ thuần thành.

Còn các báo, website Phật giáo thì khó khăn hơn về biên tập. Việc truyền thông Phật giáo qua website có tính chất khác biệt với tạp chí, báo in giấy. Đối tượng bạn đọc rộng hơn, nhiều tầng lớp, lứa tuổi, trình độ nhận thức và văn hoá khác nhau. Bao gồm những người đã giác ngộ, những người bắt đầu tìm hiểu Phật giáo, và cả tín đồ tôn giáo khác.

Vì đặc thù của truyền thông đa phương tiện phức tạp, nội dung Phật giáo phải phù hợp với đại chúng, diễn đạt mạch lạc, ngôn từ dễ hiểu, hạn chế sử dụng các từ Hán nôm trừu tượng. Nếu cần chuyển tải nội dung Phật giáo, tìm từ ngữ tiếng Việt thay thế từ Hán nôm, hoặc phải xử lý nội dung vượt quá khả năng thì biên tập viên nên trao đổi, học hỏi với  những tác giả viết tốt trong lĩnh vực Phật pháp ứng dụng

Người làm biên tập nội dung Phật giáo cần phải đọc nhiều sách về lĩnh vực Phật pháp ứng dụng, để trau dồi thêm vốn từ Phật giáo không quá uyên thâm, bác học, cao siêu và phù hợp với đại chúng. 

Người làm biên tập báo, website Phật giáo nên biết những ai viết tốt trong lĩnh vực Phật pháp ứng dụng; Tác giả nào được bạn đọc yêu thích? Nên cập nhật thường xuyên bài viết của họ; tìm kiếm số điện thoại, email, Facebook của họ để ghi chép vào sổ tay, sẽ có lúc bạn cần dùng đến.

Bạch Tầm Xuân

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm