Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 15/04/2021, 09:15 AM

Pháp An - Chàng họa sĩ trẻ thổi hồn Việt vào tranh Phật

Vừa mang niềm đam mê bất tận với hội họa, vừa là một Phật tử thuần thành, chàng họa sĩ trẻ Pháp An đang ngày ngày hiện thực hóa ước mơ đưa nét đẹp của văn hóa dân tộc vào từng bức tranh Phật.

Duy Khang luôn 'cháy' với đam mê vẽ tranh Phật

Duy Khang luôn "cháy" với đam mê vẽ tranh Phật

Duyên lành nâng bước đam mê

Ngay từ khi mới 3 tuổi, Đào Nguyễn Duy Khang (pháp danh Pháp An) đã bắt đầu thích vẽ và hay vẽ lại bằng nét bút ngô nghê những hình Phật, Bồ-tát được in trên nhãn của những bó nhang. Theo thời gian, niềm đam mê hội họa ngày càng lớn dần thêm và đã thúc đẩy chàng trai 9X này rời quê nhà Kiên Giang, lên thành phố đăng ký dự thi và sau đó đậu vào trường Đại học Kiến trúc. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình, Khang buộc phải bỏ dở việc học khi chỉ mới sang năm thứ ba để bước vào cuộc mưu sinh.

Được nhận vào làm nhân viên tại một cửa hàng pháp phục Phật giáo, hàng ngày Khang tiếp xúc với hình ảnh Phật, ngọn lửa đam mê nhen nhúm từ thuở nhỏ như lại được thổi bùng lên. Khang bắt đầu nhấc cọ và vẽ nên những bức họa Phật và các vị Bồ-tát đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt có thể nói là vô cùng quan trọng trong cuộc đời.

Vì muốn toàn tâm toàn ý cho công việc, Khang quyết định nghỉ việc ở cửa hàng, ngày ngày nhốt mình trong căn phòng trọ chật hẹp tại quận Bình Thạnh để vẽ. Vậy nhưng thời gian đầu, Khang không tìm được khách mua tranh. Số tiền dành dụm cạn dần buộc cậu phải tạm rời thành phố, về lại quê nhà Kiên Giang để đỡ gánh nặng về chi phí sinh hoạt. Khó khăn là vậy, nhưng với quyết tâm và nhẫn nại, cậu vẫn không lùi bước. Một thời gian sau, Khang trở lại Sài Gòn, bắt đầu kêu gọi vốn đầu tư để thành lập nhóm chuyên vẽ tranh Phật giáo với tên gọi Pháp An.

14 tranh vẽ Đức Phật Thích Ca bằng sơn dầu

Kinh nghiệm quản lý non nớt, nhóm Pháp An duy trì được khoảng một năm thì tan rã. Một lần nữa, Khang về quê với hai bàn tay trắng. Nhưng chính trong lúc chán nản đến mức muốn từ bỏ hẳn đam mê, sự động viên và che chở của ba mẹ đã khiến cậu giữ được phần nào hy vọng. “Có một khoảng thời gian sau khi công ty bị phá sản, mình cảm thấy chán nản, muốn từ bỏ con đường vẽ tranh. Chính lúc đó, ba mẹ là những người luôn động viên mình tiếp tục thực hiện hoài bão” - Khang xúc động hồi tưởng.

Rồi cũng chính nhờ sự động viên và hỗ trợ của gia đình, một lần nữa, Khang tìm lên thành phố, đem tất cả quyết tâm và hy vọng đặt vào việc xây dựng và phát triển lại thương hiệu Pháp An. Và lần này, thuận duyên đã tìm tới với cậu.

Khang vẫn còn nhớ như in cảm giác lần đầu tiên bán được tranh: “Số tiền bán tranh lúc đó không nhiều bằng thời điểm hiện tại, nhưng đối với mình là vô cùng ý nghĩa. Phát hành được sản phẩm khởi đầu là có thêm niềm hy vọng, động lực cho mình phấn đấu tiếp tục trên chặng đường dài phía trước”.

Thổi hồn Việt vào từng nét vẽ

Năm 2017, khi bắt đầu công việc, Khang gần như chỉ nhận chép tranh từ những mẫu sẵn có cho khách hàng. Nhưng dần dà, cảm thấy đây không phải là hướng đi như mong muốn, Khang bắt tay vào việc sáng tác. Khang dành thời gian nghiên cứu kinh điển, văn hóa Phật giáo và nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Để rồi sau đó, cậu nảy ra ý tưởng đưa các chi tiết mang đặc trưng cho văn hóa dân tộc vào trong bức vẽ của mình.

Những bức tranh Phật mà Khang vẽ dần mang những điểm độc đáo: Hình ảnh Bồ-tát Quan Thế Âm hiền hậu trong nếp y lấy cảm hứng từ áo nhật bình thời Nguyễn hay khăn được cách điệu giống với khăn vành dây truyền thống, Phật Thích Ca có bối quang mang đồ án “Rồng chầu lá đề” thời Lý,… Tất cả đều phảng phất âm hưởng văn hóa truyền thống của dân tộc.

 Tính từ lúc bắt đầu cầm cọ, Khang đã tự sáng tác được gần 20 mẫu tranh khác nhau, đều được khách hàng yêu thích. Nói về bức tranh Quan Âm Thị Kính, Khang cho biết: “Mình thích vẽ tranh Quan Âm vì có rất nhiều tư liệu gắn với hình tượng Ngài. Tích truyện Quan Âm Thị Kính là một tích truyện được lưu truyền phổ biến tại miền Bắc, hạnh nguyện của Ngài được kể lại bằng nghệ thuật chèo. Khi sử dụng hình ảnh áo tứ thân của phụ nữ Bắc Bộ để đưa vào tranh, mình thấy được sự gần gũi ở trong tranh”.

Chia sẻ với chúng tôi, Đào Nguyễn Duy Khang cho biết cậu vẫn luôn đau đáu ước mơ Việt hóa tranh Phật để nền hội họa Phật giáo của dân tộc có thêm nhiều nét đặc sắc riêng.

Triển lãm Kinh Gốm: Vẽ kinh Phật lên gốm của các làng nghề lâu đời

Tác phẩm của Khang

Tác phẩm của Khang

Hạnh phúc khi Phật pháp lan tỏa

Ngoài vẽ tranh Phật, Khang còn thực hiện một việc làm ý nghĩa khác, đó là kết nối các bạn trẻ cùng chí hướng để họa lại chân dung các vị cao tăng trưởng lão. Là người đồng hành với Khang xây dựng nên thương hiệu tranh Pháp An, Đỗ Đức Long (25 tuổi, quê Nam Định) cho biết: “Hồi đầu nhận vẽ các vị sư, mình không biết những vị này là ai hết. Nhưng thông qua tìm hiểu, biết được người mình vẽ là ai, đức hạnh của họ ra sao thì mình cảm thấy nét vẽ của mình có giá trị hơn, bản thân mình cũng an lạc hơn”.

Không gian tại phòng làm việc của Khang và các bạn trẻ trong nhóm Pháp An tràn ngập pháp vị khi xung quanh là hình ảnh đầy bình an của chư Phật, chân dung các vị Hòa thượng, tôn túc khả kính.

Bồ-tát mang đậm hồn Việt

Bồ-tát mang đậm hồn Việt

Tôi vẽ Phật

Đối với các thành viên của nhóm Pháp An, việc vẽ tranh Phật ngoài thể hiện niềm yêu thích và khả năng của bản thân, còn được họ xem như một phương thức tu tập của riêng mình. Khang cho biết: “Ngoài đam mê, đây còn là biện pháp để tu tâm dưỡng tính. Mình vừa vẽ tranh Phật giáo, vừa nghe pháp, nghe nhạc giống như một cách để thiền định, cân bằng lại cuộc sống. Bên cạnh đó, khi lan tỏa được Phật pháp đến nhiều người, mình cũng tìm thấy được rất nhiều hỷ lạc”.

Cũng bởi tìm thấy được nhiều an vui từ việc học, hiểu và áp dụng giáo lý Đức Phật vào đời sống và công việc, nên những hoạt động nằm trong khả năng của bản thân và mang lại lợi ích cho nhiều người đều được Khang tham gia rất tích cực. Vào năm 2019, khi chùa Giác Ngộ (Q.10) đề nghị hợp tác xuất bản tập truyện tranh Phật giáo với tựa đề “Cuộc đời Đức Phật”, Khang và các cộng sự của mình ngay lập tức nhận lời.

Sau một quãng đường dài đã đi qua, với những dự án đã thực hiện và thành công, Khang đã và đang tiếp tục ấp ủ nhiều dự định tốt đẹp mới, đó là “thực hiện, chuyển tải giáo lý của Đức Phật bằng phương pháp đồ họa để Phật pháp có thể dễ dàng tiếp cận với đại chúng hơn, đặc biệt các bạn trẻ. Thông qua hình ảnh đồ họa, kiến thức Phật pháp sẽ không còn khô khan mà sẽ trở nên đơn giản hơn, giúp cho người trẻ nào cũng đều có thể dễ dàng nắm bắt được”.

Ẩn trong một tâm hồn đẹp luôn lấp lánh những ý nghĩ đẹp, đó là điều mà chúng tôi có thể nhận thấy được nơi chàng họa sĩ trẻ Pháp An - Đào Nguyễn Duy Khang.

Lan Anh

Theo Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Xem thêm