Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 06/10/2020, 15:40 PM

Pháp luật có lau khô được nước mắt mẹ cha?

Câu trả lời là không, cho dù hình phạt của pháp luật rất nghiêm khắc với tội bất hiếu. Bị con đánh đến thương tật 67%, người mẹ vẫn xin toà thả tự do cho con. Tấm lòng bao la của người mẹ vẫn khóc nấc lên khi toà tuyên án: “Con ơi! Mẹ thương con!”. Nước mắt ngàn đời vẫn chảy xuôi là vậy…

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con

Tiếc rằng hai câu thơ:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”

Lại được vận vào những hoàn cảnh thật đau lòng của nhiều bà mẹ. Người mẹ vừa được nhắc đến ở đầu bài là bà Nguyễn Thị Thơm ở quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Năm 1981, bà Thơm biết Nguyễn Thiên Ân bị bỏ rơi, bà Thơm đem về nuôi coi như con đẻ. Nhưng ân nghĩa đó, trong một cơn phê thuốc, Ân đã trút bỏ tất cả. Ân dùng ổ khoá đánh nhiều nhát vào đầu bà Thơm khiến bà phải vào viện điều trị nhiều tuần. Sau khi ra viện, đôi mắt bà đã vĩnh viễn bị hỏng. 

Con cái bất hiếu với cha mẹ bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Con cái bất hiếu với cha mẹ bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Hai trọng tội nhận quả báo nặng: Bất hiếu và ăn cháo đá bát

Thế nhưng, ở đời nước mắt luôn chảy xuôi và lòng mẹ thì bao la, biết con ở tù, bà Thơm nhờ người làm cơm và dắt vào thăm con. Ngày ra tòa, dù bị con đánh đến thương tật 67%, bà vẫn xin toà thả tự do cho con bởi “Tôi thương con vì nó bị bỏ rơi từ nhỏ, đời nó đã phải chịu nhiều bất hạnh, nó đánh tôi trong lúc bị bệnh, mê man không nhớ gì cả, sau này gặp tôi nó đã khóc và xin lỗi”. Tấm lòng bao la của người mẹ vẫn khóc nấc lên khi toà tuyên án đối với bị cáo Ân: “Con ơi! Mẹ thương con!”

Ngày 16/9/2020, bà Hoàng Thị Nghĩa 88 tuổi bị chính con trai ruột của mình là Lê Kiếm đánh chết. Điều đáng nói là Kiếm là kẻ nghịch tử mà cả xóm ai cũng biết, luôn bạo hành mẹ. Nhưng khi chính quyền địa phương đến làm việc, người mẹ luôn thương con rồi khoan dung mù quáng, giấu hết mọi chuyện. Để rồi cuối cùng sự việc đau lòng đã xảy ra khi đi nhậu về, Kiếm đánh vào đầu và mặt mẹ khiến bà ngã vào vách, nền gạch nhà tắm, gây tử vong. 

Năm 2016, bà Dương Thị Kim Châu ở quận Gò Vấp, TP.HCM, sau khi can ngăn con cháu cãi nhau bị chính con gái và cháu ruột đánh. Khi cụ ngã xuống, hai kẻ nghịch tử vẫn tiếp tục dùng chân đạp liên tục lên người, lên mặt khiến toàn thân cụ tím tái.

Tội bất hiếu với cha mẹ: Ác nghiệp phải chịu quả báo lớn nhất.

Tội bất hiếu với cha mẹ: Ác nghiệp phải chịu quả báo lớn nhất.

Bất hiếu tạo nghiệp gì?

“Lúc bị đánh, tôi ứa nước mắt, không phải vì nỗi đau trên thể xác mà vì đau lòng, không bao giờ tôi nghĩ bị chính con đẻ, cháu ruột của mình đánh. Cứ nghĩ do chúng nóng giận nhất thời mà không kiểm soát được, không ngờ sau khi được can ngăn chúng lại tiếp tục thoá mạ, thách thức tôi. Lòng tôi đau như cắt, có ai lại muốn con cháu mình đi tù, nhưng không thể dạy bảo nổi hai đứa nghịch tử nên đành để pháp luật xử lý” - bà Châu buồn bã chia sẻ…

Pháp luật và tội bất hiếu

Từ ngàn xưa, hiếu thảo được xem là đạo đức hàng đầu. Một người không thể được xem là hoàn thiện về nhân cách nếu như không có lòng hiếu thảo. Nhìn về cổ luật, ở nước ta, thời Lý Thái Tông đã có luật thành văn là bộ Hình thư; thời Lê Thánh Tông có bộ luật Hồng Đức; đến thời Gia Long triều Nguyễn có bộ luật Gia Long.

Các bộ luật này đều nói đến 10 tội lớn (tội thập ác) trong đó có tội ác nghịch, bất hiếu với cha mẹ. Hiếu thảo là căn bản đạo đức. Pháp luật có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn đạo đức, có hình phạt răn đe đối với hành vi vi phạm đạo đức. Do đó trong thể chế pháp luật ngày xưa, người bất hiếu bị hình phạt rất nặng. Người có hành vi đánh đập hay mưu giết ông bà cha mẹ của mình hay của chồng, của vợ mình đều bị xử tử hình.

Tội bất hiếu trong pháp luật và đạo đức xã hội đều khó dung tha.

Tội bất hiếu trong pháp luật và đạo đức xã hội đều khó dung tha.

Con cái rủa mắng ông bà cha mẹ, không nuôi cha mẹ già, đang có tang cha mẹ mà vui chơi, tham gia các hoạt động cờ bạc, rượu chè, đàng điếm đều phạm tội thập ác. Người phạm tội sẽ bị phạt đồ hình (lao động khổ sai), bắt phục vụ cho binh lính ở chiến trường. Trước khi thụ án, kẻ bất hiếu còn bị phạt đòn 80 trượng.

Ngày nay, theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì con cái với cha mẹ, ông bà là mối quan hệ gia đình, phải biết yêu thương, chăm sóc, quý trọng lẫn nhau. Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình; có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Cũng theo quy định của pháp luật thì tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (tội bất hiếu) là một trong hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình và phải chịu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, Bộ luật Hình sự có chế tài để bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình, trong đó bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng khi những người khác có hành vi bạo lực, xâm hại đến thân thể của họ. Bởi vậy, theo quy định của pháp luật thì người vi phạm sẽ phải đối mặt với mức hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm...

Sám hối và chuyển hóa tội bất hiếu với cha

Đức Phật dạy: Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.

Đức Phật dạy: Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.

Có thể nói dưới góc nhìn của luật hiện hành thì nghĩa vụ của con cái trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt là cha mẹ ốm đau, già yếu, khuyết tật... không chỉ là vấn đề đạo đức xã hội mà đây còn là trách nhiệm pháp lý. Nếu người nào vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm này thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự…

Trong kho tàng kinh các của Phật giáo, trong Kinh Đại tập Đức Phật dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Gặp đời không có Phật, nên biết khéo phụng sự cha mẹ tức là phụng sự Phật vậy”. 

Có một bài hát rằng: “Một bông hồng cho em. một bông hồng cho anh và một bông hồng cho những ai đang còn mẹ. Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn. Rủi mai này mẹ hiền có mất đi. Như đóa hoa không mặt trời…”.

Pháp luật ngày nay tuy không có hình phạt nặng như đánh đòn 80 trượng rồi bắt đồ hình khổ sai, lưu đày… đối với tội bất hiếu như cổ luật ngày xưa nữa, nhưng dù ở góc độ nào đi chăng nữa thì người con phạm tội bất hiếu cũng đã thực sự đánh mất đi tư cách làm người của mình.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lắng nghe những lời thị phi

Góc nhìn Phật tử 16:02 16/04/2024

Sống trong đời sống, ít nhất ta cũng có một lần bị người khác chỉ trích, phê phán, thậm chí là mắng rủa, đay nghiến với những ngôn từ khó nghe… Phải biết lắng nghe những lời thị phi để lớn thêm một chút.

Thay đổi suy nghĩ để thay đổi tiềm thức, từ đó thay đổi số phận

Góc nhìn Phật tử 18:30 15/04/2024

Trong cuộc sống, chúng ta thường đối diện với những thách thức, khó khăn và những biến đổi không ngừng. Trong những thời điểm khó khăn như vậy, nhiều người đã nhận ra rằng bản chất của sự thay đổi thực sự bắt đầu từ bên trong, từ suy nghĩ của chúng ta.

Nhập thất: Cơn đau hành thiền là gì? (15)

Góc nhìn Phật tử 17:00 15/04/2024

Con đường đi đến giải thoát, đến toàn mãn, toàn giác của Đức Phật là Tứ thánh định. Tự lượng sức mình, chỉ “hái lá, bẻ cành” rồi mang về gọi là cây bồ đề của Phật cũng không sai. Đức tin về đạo Phật mênh mông vô cùng tận.

Bảy loại tài sản của bậc Thánh

Góc nhìn Phật tử 14:51 15/04/2024

Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng. Trong xã hội hiện nay, việc tạo ra tài sản được đặt lên hàng đầu để đáp ứng mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ.

Xem thêm