Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 04/03/2016, 10:19 AM

Pháp tu sám hối

“Phàm tất cả chúng sinh còn xuống lên trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi sai lầm”

Chúng ta sinh ra đã là con người hiện hữu ở thế gian này, trừ các bậc đã hoàn toàn giác ngộ thì không ai có thể hoàn thiện trọn vẹn trong cuộc sống mà không mắc phải lỗi lầm bởi ba nghiệp gây nên. Vì cõi này vốn là cõi trần, là cõi ta bà còn nhiễm đầy những ô trược của thế gian. 

Ở trong bụi tất phải lấm bụi, bụi vô minh lâu đời nhiều kiếp từ những ý nghĩ, hành động và lời nói sai lầm của chúng ta đã dẫn dắt ta tạo ra muôn ngàn tội lỗi. Đến một thời điểm chúng ta như bừng tỉnh khỏi cơn mê, thấy ăn năn và hối hận vì tất cả những gì đã gây ra, muốn trút bỏ bớt tội lỗi cho thân tâm mình được trong sạch, thảnh thơi. Và trong đạo Phật có một phương pháp giúp cho con người làm được việc ấy. Đó chính là pháp Sám hối.
 
Sám chữ Phạn là Samma, là ăn năn lỗi trước.

Hối là chừa phạm lỗi sau.

Sám hối là biết lỗi cũ sai lầm nên ăn năn hối hận và nguyện sau này không tái phạm tội lỗi như thế nữa. Chứ không phải biết lỗi, hối hận rồi lại vẫn tái phạm thì không đúng nghĩa Sám hối trong đạo Phật.

Sám hối luôn hội đủ hai yếu tố: Biết lỗi và sửa lỗi. Chính nhờ có sửa lỗi, tội trước mới được giải trừ, tội sau mới không sinh khởi. Cho nên Kinh nói: “Sám hối thì tội diệt, phước sinh, căn lành thêm lớn” chứ không phải do Phật dạy hay Bồ Tát xóa tội cho mình.

Trong xã hội, mọi người coi việc xin lỗi là một văn hóa quan trọng không thể thiếu trong đời sống giữa con người với nhau. Còn trong đạo Phật thì nó vẫn còn thua kém xa hằng vạn lần với pháp Sám hối. Vì sao vậy?

Phật dạy:

“Có hai hạng người cao quý nhất ở đời. Một là chưa từng phạm tội lỗi, hai là người đã phạm tội lỗi  nhưng biết ăn năn Sám hối không tái phạm nữa”.

Trong thực tế thì ở hạng người thứ nhất chỉ có ở những bậc Thánh, còn chúng ta là phàm phu thì việc mắc lỗi lầm là việc rất thường tình, có điều họ có nhận thức được cái sai của mình không? Có đủ can đảm giáp mặt với nó để sửa đổi không? Đó mới là căn bản quan trọng nhất.

Trong kinh có dạy: “Người có lỗi lầm mà biết sám hối, người đó là ánh sáng chiếu cõi thế gian, là vầng trăng ra khỏi mây mù”.

Đây là điều thiết yếu trong pháp Sám hối, bởi có nhận thức được lỗi lầm của mình thì ta mới biết sửa lỗi để dừng tội. Ngược lại nếu vô minh, cố chấp thì sẽ vô tư tiếp tục tạo tội. 

“Người có lầm lỗi mà không tự sám hối để mau chấm dứt tâm tội ấy, thì tội lỗi ngày càng chồng chất vào thân  như nước chảy về biển  dần dần trở nên sâu rộng”…

Chính từ những ý nghĩa sâu sắc và có tác dụng tuyệt vời như vậy mà sám hối được xem là một danh từ riêng, một thuật ngữ dùng trong đạo Phật, là một trong những pháp tu tập tối quan trọng không thể thiếu.

Do vậy, pháp tu sám hối rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho tâm ta được thanh tịnh và tiêu trừ nghiệp báo. 

Trước đây, có một số phật tử cho rằng chỉ cần sám hối vào ngày 14 và 29 hàng tháng tại chùa là đủ. Nhưng làm như vậy là chưa hiểu hết ý nghĩa của pháp tu này. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách thức của pháp tu sám hối để thực hành một cách đầy đủ và hiệu quả nhất. 

Sám hối có 4 phương thức căn bản là: tác pháp sám hối, hồng danh sám hối, thủ tướng sám hối, vô danh sám hối.

* Tác pháp sám hối: 

Khi có lỗi lầm, ta phải lập đàn tràng, thỉnh các vị Cao Tăng thanh tịnh đến chứng minh, chú nguyện. Điều chủ yếu là mình phải thành thật bày tỏ tất cả tội lỗi một cách thành khẩn. Chí tâm ăn năn, nguyện không tái phạm. Nhờ sự thành tâm này và sự chú nguyện của Chư Tăng thì khi giới thể được thanh tịnh tức là hết tội.

* Hồng danh sám hối: 

Đây là pháp sám hối trì niệm nên danh hiệu Phật. Đồng thời nghĩ đến oai đức vô biên và những công hạnh cao đẹp, hoàn mỹ của chư Phật mà tự tâm ta phải nguyện thực hành theo để chuyển đổi tâm xấu ác của mình. Tổng công gồm 108 lạy, cũng để ám chỉ 108 phiền não. Hồng Danh của chư Phật có công đức không thể nghĩ bàn nên Ngài Bất Động pháp sư đã soạn thành nghi thức sám hối mà hầu hết hiện nay các chùa đều thực hành.
 
*Thủ tướng sám hối:

 Là một pháp sám hối thuộc về quán tưởng ở bậc rất cao và khó hơn pháp trước, dành cho những người thành có trình độ cao hoặc ở chỗ không có chư tăng.

Trước tiên phải đến trước tượng Phật thành tâm lễ bái, cung kính, trình bày những tội lỗi đã phạm và nguyện ăn năn, chừa bỏ. Cứ làm như vậy đến khi nào thấy được hảo tướng như: hào quang của Chư Phật, Phật hay Bồ Tát đến xoa đầu thì mới có kết quả.
 
* Vô danh sám hối.

Thế nào gọi là vô danh? Các bậc Thánh không còn sanh tử, thanh tịnh hoàn toàn gọi là vô sanh. Đây là một phương pháp siêu việt rất cao và khó chỉ có bậc thượng căn mới có thể hành trì.

Những tội lỗi của chúng ta có thể nói là vô lượng vô biên không tính đếm được. Bởi sự sống cứ tiếp nối như một chuỗi liên kết vô tận, cứ tăng mãi đến một lúc nào đó tạo thành một dòng chảy vô hình gọi là nghiệp lực, dẫn dắt chúng ta vào bể khổ, mê lầm cũng tức là dòng sinh tử mà ta đang thọ lãnh. 

Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phổ Hiền Bồ Tát đã nói: ‘Nếu tội của chúng sanh có hình tướng thì tất cả hư không cũng không thể chứa hết”. Thật vậy, tội lỗi của chúng sanh chồng chất từ vô lượng kiếp do những tập quán, thói quen huân tập, mà nặng nề nhất là ba độc tham, sân, si, chi phối cả cuộc đời chúng ta. 

Mỗi một động niệm dấy khởi là đã tạo tội nhưng vì vô minh, ngã mạn nên ta không nhận ra mà thôi. Thế nên ta chớ xem thường dù là một lỗi nhỏ: 
 
“Chớ xem thường lỗi nhỏ
Giọt nước nhỏ li ti
Dần dần đầy chum lớn”.

Chúng ta phải quyết tâm Sám hối để những tính xấu bớt dần rồi từ từ đến dứt hẳn. Nếu không thì tật xấu ấy không thể tiêu trừ mà giống như lấy đá để đè lên cỏ dại, khi đó nó chỉ tạm nằm yên. Còn khi dời đá đi thì cỏ dại sẽ mọc lên mạnh mẽ hơn cả trước. 

Khi tánh xấu đã dứt thì chúng ta phải nguyện làm nhiều việc thiện lành để phát triển hạt giống tốt mà tiêu trừ tội lỗi cũ. Ứng dụng những đức tính cao đẹp như: Từ bi, Hỷ xả, Bố thí, Nhẫn nhục trong cuộc sống.

Khi đó chúng ta sẽ biết vui trong niềm vui của người khác; biết thương yêu, tha thứ cho những ai đã trót phạm lỗi lầm. Nếu muốn tiêu trừ những cái xấu cái ác đó thì ta phải tạo điều kiện cho hạt mầm Phật tính vươn lên rồi trổ bông kết trái Bồ đề.

Trong cuộc sống có những người mắc phải tội lỗi nặng nề hầu như vô phương cứu chữa. Họ luôn sống với tâm trạng sợ hãi, lo âu, và hầu như cô độc hoàn toàn vì chẳng còn ai dám tiếp xúc, trò chuyện,. Tuy nhiên mọi thứ trên đời đều tương đối, không có gì cố định cả. 

Dù họ có tội lỗi ở hiện đời nhưng trong quá khứ đã có gieo nhân lành thì đến lúc nào đó hội đủ nhân duyên họ sẽ hối cải, quyết chí tu hành thì vẫn có thể chuyển hóa được nghiệp xấu ác. Nên Phật đã chỉ dạy rằng: “Nếu không có pháp Sám hối thì tất cả các đệ tử Phật không thể giải thoát”.

Trên hình thức, dù chúng ta có nhiều phương pháp sám hối nhưng nội dung chủ yếu vẫn là lấy tâm làm căn bản, cái gốc để sửa đổi, đoạn trừ những nghiệp bất thiện. Là một pháp tu không thể thiếu của tất cả những người con Phật. Tuy có quỳ lạy, lễ bái nhưng không phải để cầu cạnh van xin mà trong từng cái lạy chứa đựng không biết bao nhiêu ý nghĩa sâu xa và lợi ích thù thắng. 

Trên hết vẫn là sự nỗ lực của tự bản thân ta, phải luôn tinh tấn sửa chữa sai lầm chứ không dựa dẫm hay tiêu cực buông trôi theo dòng nghiệp lực. Pháp tu sám hối trong đạo Phật không mang ý nghĩa là nghi thức rửa tội như các tôn giáo khác đã làm, mà nó mang ý nghĩa nhận sai và sửa sai. Hình thức tụng niệm có ý nghĩa giúp cho con người biết được thế nào là việc thiện, thế nào là việc bất thiện và việc lễ lạy biểu hiện thái độ thành thật, ăn năn sám hối của mình.

Nhờ pháp sám hối mà con người có cơ hội cải hóa lòng mình tốt đẹp hơn.

Nhờ pháp sám hối mà có thể làm cho con người sống được an lạc, hạnh phúc hơn. 

Vậy ai là người muốn dứt trừ hết mọi tội lỗi, giải thoát sinh tử, luân hồi? Ai là người biết yêu chuộng chân lý, yêu chuộng sự thật, biết nghĩ đến niềm vui và nỗi khổ của người khác thì hãy cố gắng tinh tấn, tích cực thực hành pháp sám hối chân chính trong đạo Phật. Để trước tiên là chúng ta cải thiện đời sống của chính mình, sau là đem lại sự an vui, đẩy lùi khổ đau cho mọi người.

“Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm
Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm
Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm
Ngàn xưa mây bạc vẫn thong  dong”.

Cuối cùng, điều tuyệt vời nhất là chúng ta hãy nguyện cầu cho tất cả chúng sanh đều biết pháp sám hối và không còn mắc phải những tội lỗi đã từng phạm phải trước kia.

Kim Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm