Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 05/05/2017, 18:03 PM

Phật Đản ở xứ sở hoa anh đào

Kỷ niệm ngày Phật Đản là niềm vui lớn đối với người phật tử xứ Hoa Anh Đào. Các cơ sở tự viện Phật giáo và tại Công ty, tư gia phật tử Nhật Bản đều tổ chức Phật Đản theo truyền thống, tức ngày mồng 8 tháng 4 (Âm lịch) hằng năm, rất gần với mùa hoa anh đào nở rộ và mùa xuân đến với cái tên "Hana matsuri" hay "hoa lễ hội/kỳ nghỉ".


Nhiều sự kiện trong dịp Đại lễ Phật Đản được tổ chức ở hầu hết các cơ sở tự viện Phật giáo trên toàn quốc, nhưng đối với các ngôi Đại già lam Phật giáo thì tổ chức quy mô hoành tráng hơn, sự kiện tổ chức nhiều ấn tượng đặc biệt. 

Người ta gọi lễ Phật Đản tại xứ sở hoa anh đào là Hana Matsuri, còn được biết đến với các tên khác là Lễ hội Hoa. Cái tên này được đặt bởi lễ Phật Đản diễn ra đúng dịp hoa anh đào nở rộ tại nhiều nơi. Thường thì ngày đại lễ này tổ chức ở nhiều ngôi đại già lam, ví dụ Kannon, Gokokuji. Diện kiến trước đức Phật, trẻ con sẽ mặc các bộ đồ sặc sỡ còn phụ nữ thì vận trang phục Kimono truyền thống với đủ loại màu sắc.

Tại sân chùa, mọi người sẽ nhìn thấy một bức Bạch tượng khổng lồ được những nghệ nhân điêu luyện làm bằng giấy bồi. Truyền thuyết kể rằng, xưa mẹ của đức Phật trước khi mang thai thái tử Sĩ Đạt Ta, anh trai của đức Phật đã mộng về con voi có sáu ngà đâm vào hông bên phải, bởi vậy voi cũng gắn liền với lễ hội Hana Matsuri tại Nhật Bản.

Ngoài tượng voi khổng lồ còn có tòa tháp nhỏ, xung quanh được trang trí nhiều hoa tươi thắm, người ta gọi là Hana-mido. Một bức tượng Phật bên trong tòa tháp diễn tả hình ảnh từ khi Phật chào đời, bước bảy bước đi, phía bên dưới có những đài sen ôm chân. Một tay chỉ giơ lên trời một tay chỉ dưới đất, đức Phật tuyên bố “Thiên thượng hạ duy ngã độc tôn”, có ý nói rằng, khắp trời đất bao la, chỉ có ngài là đấng tối cao.

Bức tượng Phật đó đặc đúc bằng đồng đen, ở trong một tô nước đầy chứa trà ngọt, bên cạnh là một chiếc gáo được làm bằng gỗ. Khi buổi lễ Phật Đản diễn ra, các vị Hòa thượng trong chùa sẽ dùng gáo múc trà ngọt để tắm cho bức tượng Phật. Người Nhật truyền tai nhau rằng, lúc đức Phật được mẹ của ngài hạ sinh, các thần linh trên thiên đình phun nước tắm cho ngài, bởi vậy mới có phong tục ấy. Đây là loại trà được chế từ cây tử dương hoa, loài cây có nhiều trên miền núi. Trước đấy, có nơi còn sử dụng nước hoa để tắm cho bức tượng Phật. Sau khi tắm xong, người ta dùng nước trà ngọt đem về với hy vọng sẽ đem lại được sự may mắn, an lành cho gia đình.
 
Trong lễ hội Phật đản Hana Matsuri tại Nhật Bản có diễn ra khá nhiều hoạt động đặc sắc, có cả sự góp mặt của chư tăng, ni phật tử trong chùa, hấp dẫn nhất vẫn là màn biểu diễn của các em nhỏ tay cầm hoa tươi trong trang phục Kimono truyền thống. Màn bế mạc diễn ra sau phần hợp ca phật giáo của các em trong tiếng trống rền vang.

Vân Tuyền (Nguồn: Tokyo Cheapo- Ảnh của Maarten Heerlien)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm