Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 17/02/2018, 16:14 PM

Phật giáo Điện Biên đem đạo Phật đến với đồng bào các dân tộc

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên dù chỉ chính thức hoạt động phật sự trong 3 năm qua nhưng Chư tôn đức BTS GHPGVN tỉnh Điện Biên không ngừng cố gắng, bằng sự nhiệt tình và vận dụng sáng tạo cho phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc, đem Phật pháp phổ biến sâu rộng với đồng bào. Đạo Phật ở miền núi biên giới này vì thế trở thành một tôn giáo gần gũi với đồng bào 21 dân tộc vốn có nền văn hóa phong phú, đa dạng mang đậm sắc thái vùng miền…

Chính quyền tích cực hỗ trợ các hoạt động phật sự

Ngày 25/04/2014, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Điện Biên, chỉ trước BTS GHPGVN tỉnh Lai Châu (tháng 3/2015), đơn vị thành lập BTS GHPGVN cuối cùng trong cả nước. Đến ngày 27/07/2015, Ban Thường trực HĐTS GHPGVN ra quyết định điều chỉnh bổ sung và kiện toàn nhân sự của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Điện Biên nhiệm kỳ I (2014-2017) với 23 thành viên, trong đó có 12 ủy viên thường trực, TT.Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN làm Trưởng ban Trị sự.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 ngôi chùa tại huyện Điện Biên, đó là chùa Linh Quang - trụ sở của BTS GHPGVN tỉnh, tọa lạc tại đồi Tông Khao, xã Thanh Nưa và chùa Linh Sơn, xã Thanh Luông được chư tôn đức BTS vận động xây dựng khang trang. Chùa Linh Quang cũng khá đặc biệt khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn công tác đã đến dâng hương, lễ Phật, thăm, động viên tăng ni, phật tử, đồng bào dân tộc thuộc BTS GHPGVN tỉnh và trồng cây lưu niệm tại đây. 

BTS GHPGVN tỉnh Điện Biên dù chỉ mới thành lập được 3 năm nhưng những hoạt động phật sự của Phật giáo tỉnh đã đi vào thực chất, đem Phật pháp phổ biến sâu rộng trong đồng bào các dân tộc nơi vùng biên giới miền núi Tây Bắc. Hoạt động phật sự của Ban Trị sự đã đạt được hiệu quả rất tốt, làm thay đổi hẳn quan niệm về tôn giáo nói chung và đồng bào theo Phật giáo nói riêng. Điều đó minh chứng qua các hoạt động phật sự, hoạt động văn hóa, các khóa tu… 

Nỗ lực của Ban Tổ chức khóa tu mùa hè cho các cháu thanh thiếu niên từ các thôn, bản khiến cho phụ huynh rất hài lòng. Ba mùa lễ hội Mùa Hoa Ban rất thành công, mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo tại Điện Biên. Vốn là lễ hội của tỉnh nhà nhưng từ khi Phật giáo tỉnh chính thức có mặt, BTS GHPGVN tỉnh kết hợp với UBND tỉnh, chính quyền địa phương tổ chức lễ hội Mùa Hoa Ban trở thành lễ hội của Phật giáo. Sức lan tỏa của lễ hội này chính là sự thu hút số đông phật tử, đồng bào các dân tộc biết đến đạo Phật. 

Ban Trị sự và chính quyền địa phương có mối quan hệ rất tốt, hỗ trợ tích cực để Phật giáo có sự lan tỏa qua các hoạt động phật sự, đem ánh sáng Phật pháp đến với đồng bào các dân tộc ở Điện Biên.

Nhiệm vụ hoằng pháp được Ban Trị sự đặt lên hàng đầu

Với đặc thù truyền thống của Phật giáo Đại thừa, kết hợp nhuần nhuyễn với bản sắc văn hóa dân tộc và phong tục tập quán của đồng bào biên giới Tây Bắc, hoạt động phật sự tại Điện Biên chủ yếu trên các lĩnh vực như: Tăng sự, hoằng pháp, nghi lễ, từ thiện... vẫn đảm bảo tính thống nhất mang tinh thần Phật giáo và bản sắc văn hóa dân tộc.

Các hoạt động phật sự của Ban Trị sự được triển khai đúng với Hiến chương, thông bạch hướng dẫn Giáo hội, Nội quy Ban Tăng sự T.Ư, tuân thủ pháp luật Nhà nước. Điều đặc biệt ở Điện Biên - nơi vùng biên giới Tây Bắc chính là đồng bào 21 dân tộc (đặc biệt các hộ khó khăn) có thêm chỗ dựa về cả vật chất lẫn tinh thần, sau khi Phật giáo chính thức có mặt. Chư tăng ni ở đây đã đem sự nhiệt tình, cố gắng của mình để hoằng pháp, đem Phật pháp đi vào đời sống bằng các phương pháp vận dụng sáng tạo, xây dựng tình thương, niềm tin cho đồng bào. 

Công tác hoằng pháp, nghi lễ… được thực hiện với hình thức cụ thể, đơn giản nhất dựa trên tinh thần từ bi của đạo Phật. Trong 3 năm qua, các hoạt động phật sự thật sự đã lan tỏa trong thôn, xóm, bản làng. Lần đầu, người phật tử, đồng bào ở Điện Biên có cơ hội tìm hiểu, hộ pháp qua hoạt động đặc thù, mang đậm giá trị tâm linh của đạo Phật.

Do đặc thù của địa phương, cơ sở Phật giáo của tỉnh còn khá khiêm tốn nên chư tôn đức tăng ni càng nỗ lực nhiều hơn trong công tác hoằng pháp, lợi sinh. Bởi vậy, công tác hoằng pháp được Ban Trị sự xác định luôn đặt lên hàng đầu. Để duy trì các khóa tu tại hai chùa Linh Quang và Linh Sơn, BTS GHPGVN thường xuyên tổ chức các chuyến xe đến tận các thôn, bản làng chở bà con đến chùa trì tụng kinh, niệm Phật, tu tập.

Trong nhiệm kỳ qua, BTS GHPGVN tỉnh Điện Biên đã tổ chức quy y Tam bảo cho 3.000 phật tử, tổ chức thành công Hội thảo “Sinh hoạt tôn giáo trong đồng bào các dân tộc vùng cao, miền núi Tây Bắc”, thuyết pháp cho phật tử và nhân dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên tại chùa Linh Quang, Linh Sơn; cuộc thi tiếng hát hay cho học sinh, sinh viên tại tỉnh Điện Biên… đã thật sự tạo được niềm tin, đem “giáo lý từ bi” của đức Phật vào đời sống, làm thay đổi tâm thức cho phật tử, đồng bào. 

Các hoạt động phật sự này đã dựng nên một đạo Phật gần gũi trong lòng phật tử, đồng bào các dân tộc ở Điện Biên. Ba mùa lễ hội Mùa Hoa Ban do BTS tỉnh Điện Biên kết hợp với các ban ngành tổ chức mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo và các đại lễ cầu nguyện tại Nghĩa trang A1, Tp.Điện Biên Phủ; Nghĩa trang Tông Khao và Độc Lập với sự tham dự của chư Tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS và hàng chục ngàn đồng bào, phật tử, cựu chiến binh các thời kỳ từ nhiều địa phương trong cả nước về tham dự đã khẳng định được dấu ấn mang giá trị tâm linh sâu sắc. 

Hàng năm, BTS GHPGVN tỉnh tổ chức trang nghiêm các Đại lễ của Phật giáo như: Phật đản, Vu Lan, vía Bồ tát… cho hàng ngàn phật tử, đồng bào với nhiều nội dung phong phú, thể hiện sự gắn bó của Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, truyền thống “tri ân và báo ân” của người con Phật.

Với nỗ lực của mình, trong nhiệm kỳ qua, Ban Trị sự đã vận động, giúp đỡ nhiều đối tượng khó khăn với tổng trị giá hơn 13,3 tỷ đồng. Tại chùa Linh Sơn, tăng ni, phật tử tổ chức phòng khám từ thiện, khám bệnh miễn phí cho đồng bào. BTS GHPGVN tỉnh cũng trao 2 nhà tình nghĩa cho đồng bào dân tộc tại Phìn Hồ và xây dựng 2 ngôi trường mẫu giáo cho con em đồng bào dân tộc tại huyện Nậm Pồ (mỗi trường trị giá 1,2 tỷ đồng)… đã thiết thực đem tinh thần “Từ bi cứu khổ” của Phật giáo vào đời sống của đồng bào.

Nhiệm vụ mới với tinh thần trách nhiệm của Ban Trị sự

Tăng ni, phật tử tỉnh Điện Biên luôn tâm niệm, nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp để cùng nhau thực hiện thành công hoạt động phật sự đã đề ra. Nhiệm vụ trước mắt của Ban Trị sự là kiện toàn, ổn định tổ chức, hoàn thiện trụ sở hoạt động, văn phòng làm việc của Ban Trị sự; chấn chỉnh việc tăng ni từ các tỉnh thành về sinh hoạt hành đạo tại Điện Biên, hướng dẫn phật tử trong tỉnh sinh hoạt Phật giáo nề nếp theo đúng Hiến chương, Nội quy Tăng sự của Trung ương GHPGVN.

Đề nghị với UBND tỉnh Điện Biên tạo điều kiện, giúp đỡ, cho phép xây dựng các cơ sở thờ tự mới tại thị xã, các huyện cũng như các vùng đồng bào dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt Phật pháp của phật tử, đồng bào. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức Phật pháp và chuyên môn nghiệp vụ cho các thành viên Ban Trị sự, xúc tiến thành lập thư viện, phòng đọc sách tại trụ sở Ban Trị sự cho nhân dân, phật tử đến tìm hiểu về Phật pháp.

Đẩy mạnh công tác hoằng pháp, hướng dẫn phật tử kết hợp với các công tác từ thiện xã hội, tăng cường đội ngũ giảng sư, khuyến khích tăng ni đến hoằng pháp tại những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người. Tiếp tục tổ chức lễ hội Phật giáo Mùa Hoa Ban vào trung tuần tháng 3 hàng năm. Chủ động phối kết hợp với cơ quan quản lý văn hóa để đẩy mạnh các hoạt động văn hóa tâm linh
nhằm thu hút khách thập phương về với tỉnh. 

Thống kê, quản lý số lượng phật tử đã quy y Tam bảo và tiếp tục tổ chức các khóa lễ quy y cho nhân dân địa phương. Lập kế hoạch kêu gọi phật tử tham gia xây dựng một số trường mầm non từ thiện trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh hoạt động khám bệnh, phát thuốc cho các cháu học sinh dân tộc tại các trường bán trú, các gia đình vùng sâu vùng xa; tiếp tục đẩy mạnh và nhân rộng mô hình “bữa cơm tình thương” tại các bệnh viện trong tỉnh.

Tham luận của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Điện Biên
Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII, Nhiệm kỳ (2017-2022)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sư cô Suối Thông là Đại sứ Văn hóa đọc TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2025

Sách Phật giáo 11:04 24/04/2024

Sư cô Suối Thông (Thích nữ Hạnh Đức) - đang công tác tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, thành viên Ban Văn hóa Phật giáo TP vừa được trao nhiệm vụ này từ Sở TT&TT TP, trong ngày Sách và văn hóa đọc lần 3, hôm 19/4.

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Xem thêm