Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 07/09/2018, 02:09 AM

Phật giáo đòi hỏi gì nơi con người?

Mục đích chủ yếu của con người trong đạo Phật là phá vỡ gông cùm trói buộc con người triền miên trong vòng sinh tử luân hồi. Con người phải chịu trôi lăn trong vòng tái sinh vô tận vì vô minh, con người mường tượng một thực thể vĩnh viễn gọi là cái 'ngã' hay cái 'ta'.

Một học giả Trung Quốc hỏi một nhà sư: Cốt tủy của đạo Phật là gì? Và đã được bậc thức giả trả lời:

Làm điều thiện, không làm điều ác
Thanh lọc tâm ý
Đó là lời Phật dạy.

Đương nhiên, học giả này đang chờ đợi câu trả lời 'thâm sâu' hơn, thâm thúy hơn, nên đã nhận định đứa trẻ lên ba cũng hiểu được như vậy. Nhưng câu trả lời của bậc thức giả, đứa trẻ lên ba có thể hiểu được câu đó nhưng ông già tám mươi chưa chắc đã thực hành được!

Tương tự đức Phật đã quở Ngài A Nan, đệ tử thị giả của Ngài, đừng nên coi thường giáo lý đơn giản là điều dễ dàng để thực hành.
 
Cốt tủy của đạo Phật đòi hỏi con người giữ gìn giới luật 'đơn giản' trong sự việc đi tìm giải thoát, nhưng việc thực hành các điều này hết sức khó khăn. Bắt đầu bằng những giới sau đây:

- Không được lấy đi đời sống của bất cứ sinh vật nào

- Không được lấy bất cứ gì nếu không được cho

- Không được nói dối và phải thận trọng trong lời nói

- Không được tà dâm

- Không được dùng các chất độc (như ma túy và rượu), có thể làm mất sự lưu tâm.

Trên đây là những nguyên tắc căn bản phải theo.

Những nguyên tắc này không phải chỉ để diễn tả mà đơn giản là đem thực hành với sự hiểu biết. Vấn đề chính yếu của đời sống tinh thần là áp dụng thực tiễn, tích cực, không phải vấn đế của kiến thức.

Mục đích chủ yếu của con người trong đạo Phật là phá vỡ gông cùm trói buộc con người triền miên trong vòng sinh tử luân hồi. Con người phải chịu trôi lăn trong vòng tái sinh vô tận vì vô minh, con người mường tượng một thực thể vĩnh viễn gọi là cái 'ngã' hay cái 'ta'.

Cho ảo ảnh cái ta là thật, con người phát triển lòng ham muốn ích kỷ. Con người tranh đấu không ngừng để thoả mãn lòng tham dục nhưng không bao giờ được thỏa mãn. Giống như gãi một chỗ ngứa để đỡ đau, nhưng làm như vậy, ngứa lại càng tăng, vết đau lại càng thêm nặng.

Trích cuốn sách "Các vấn đề của xã hội hôm nay"

Hòa thượng K. Sri Dhammananda
Thích Tâm Quang dịch
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm